Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo phục hồi sau bong gân cổ chân

Mỗi người trong chúng ta đều có thể bị trật mắt cá chân – hay còn gọi là bong gân ít nhất là một lần. Đó là một cảm giác đau đớn, khiến chúng ta không thể đi lại bình thường và rất lâu mới phục hồi. Vậy có những mẹo nào giúp phục hồi sau khi bị bong gân cổ chân nhanh hơn?

Điều gì xảy ra khi bạn bị bong gân cổ chân?

Trật mắt cá chân – hay còn gọi là bong gân cổ chân là một chấn thương thường gặp. Tình trạng này xảy ra nếu mắt cá chân của bạn bị trật vào bên trong hoặc ra ngoài một cách đột ngột. Sự chuyển động đột ngột là nguyên nhân khiến khớp cổ chân bị lệch ra khỏi vị trí vốn có của nó.

Trật mắt cá vào phía bên trong được gọi là bong gân lệch trong. Loại chấn thương này ảnh hưởng đến dây chằng và gân dọc theo phần bên trong của mắt cá chân. Đây là những đường gân giúp nâng đỡ vòm bàn chân của bạn.

Trật mắt cá chân ra phía bên ngoài được gọi là bong gân lệch ngoài. Bong gân lệch ngoài ảnh hưởng đến dây chằng mắt cá chân phía bên ngoài.

Dây chằng là những mô sợi chắc chắn kết nối xương mắt cá chân với xương chân. Cả bong gân lệch trong và lệch ngoài đều khiến dây chằng mắt cá chân bị căng hoặc rách. Điều này dẫn đến các mức độ đau và sưng khác nhau.

Một số lý do bạn nên tìm đến bác sĩ khi bị bong gân cổ cá chân bao gồm:

  • Quá đau đớn
  • Vùng cổ chân biến dạng kỳ quặc
  • Bị sưng tấy nghiêm trọng
  • Không thể đi lại được dù chỉ vài bước
  • Phạm vi vận động hạn chế

Nên sử dụng phương pháp RICE khi gặp phải tình trạng bong gân cổ cá chân?

Việc lựa chọn cách điều trị mắt bong gân cổ chân còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Bong gân mức độ nhẹ thường có thể được điều trị tại nhà. Phương pháp RICE truyền thống (bao gồm nghỉ ngơi, băng nén chặt, nâng cao chân) từng được coi là tốt nhất và phù hợp nhất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể không phải cách nhanh nhất để phục hồi.

Đối với phương pháp PRICE - viết tắt của phương pháp kiểm soát chấn thương bong gân, bạn nên bảo vệ hoặc giữ yên vùng bị thương ngay từ những giờ và ngày đầu tiên bị thương.

Nghỉ ngơi hay hoạt động?

Theo nghiên cứu, tập thể dục nhẹ có thể giúp tăng tốc độ phục hồi sau khi nghỉ ngơi trong khoảng thời gian một hoặc hai ngày. Theo đó, tập thể dục nhẹ nhàng sẽ tốt cho lưu lượng máu và giúp tăng tốc độ lành bệnh. Các bài tập tăng cường cơ bắp ở bắp chân và mắt cá chân có thể mang lại hữu ích, giúp cải thiện sự cân bằng và ổn định, giảm nguy cơ tái chấn thương.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc cố định mắt cá chân bị bong gân bằng nẹp trong tối đa 10 ngày có thể giúp giảm tình trạng sưng và đau. Việc bất động hoàn toàn chấn thương trong hơn 4 tuần có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục.

Bạn nên bắt đầu với các bài tập tăng cường một cách nhẹ nhàng. Hãy dừng lại khi để ý thấy các bài tập có vẻ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tình trạng bong gân. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu về các loại bài tập có lợi trong giai đoạn này.

Lạnh hay nóng?

Theo các chuyên gia, việc chườm nóng hay chườm lạnh không dựa trên nhiều cơ sở khoa học được nghiên cứu chắc chắn. Ngược lại, một vài nghiên cứu lại báo cáo rằng không tìm thấy đủ dữ liệu để chứng minh việc chườm đá khi bong gân không gây bất cứ ảnh hưởng gì có hại.

Các chấn thương đều không giống nhau, và phương pháp RICE vẫn được khuyên dùng rộng rãi. Nếu bạn chườm lạnh và thấy tình trạng sưng phù giảm bớt, bạn hãy cứ làm điều đó. Bạn nên chườm lạnh trong vòng 15 đến 20 phút sau mỗi 2 đến 3 giờ trong 72 giờ đầu tiên. Điều này có thể không phù hợp với những người có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, tổn thương hệ thần kinh ngoại vi hoặc các bệnh mạch máu. Bạn cũng đừng nên chườm đá quá 20 phút mỗi lần.

Băng nén chặt

Băng nén chặt giúp giảm sưng và tạo sự ổn định, tránh di lệch mắt cá chân bằng cách cố định nó. Bạn nên băng ép chặt ngay khi bị bong gân. Quấn mắt cá của bạn bằng băng đàn hồi và giữ nguyên trong 48 đến 72 giờ. Lưu ý là bạn nên quấn băng vừa khít và chặt vừa phải, không quấn quá chặt.

Nâng cao chân

Bạn nên nâng chân cao hơn thắt lưng hoặc tim để giúp làm giảm sưng cho vùng cổ chân. Hình thức này giúp lưu thông lượng máu tốt hơn và tránh tụ chất lỏng tại vùng chân ít cử động. Bạn nên nâng chân ở vị trí tốt nhất có thể, đặc biệt là trong vài ngày đầu tiên.

Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể mang lại hiệu quả tốt nhất nếu bạn sử dụng chúng trong vòng 48 giờ đầu sau khi bị bong gân mắt cá chân. Những loại thuốc uống có chứa ibuprofen hoặc naproxen có thể là các loại thuốc chống viêm được ưu tiên ngay lập tức, nhưng cũng có những sự lựa chọn khác như xoa hoặc xịt trực tiếp lên vị trí sưng đau. NSAID đường dùng tại chỗ có thể mang đến hiệu quả như NSAID dùng bằng đường uống. Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các loại gel NSAID, nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ do thuốc chẳng hạn như đau bụng.

Bài tập và duỗi cổ chân sau khi bị bong gân

Một số bài tập nhất định có thể giúp phục hồi mắt cá chân sau chấn thương. Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể đưa ra một loạt các bài tập được thiết kế giúp bạn phục hồi sức mạnh các cơ xung quanh vùng cổ chân để bạn tránh gặp lại tình trạng bong gân trong tương lai.

Các bài huấn luyện thăng bằng và ổn định, cũng như các bài kéo căng cơ được thiết kế nhằm cải thiện tính linh hoạt và phạm vi vận động. Bạn nên bắt đầu tập các bài tập này càng sớm thì càng tốt vì điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình lành thương. Nhưng hãy nhớ, đừng lạm dụng nó quá nhiều!

Tổng kết

Bong gân cổ chân là một chấn thương tương đối phổ biến, xảy ra khi bạn vận động mạnh quá mức và khiến khớp cổ chân bị trật vào bên trong hoặc bên ngoài. TÌnh trạng này mang tới sự đau đớn, giảm vận động, có thể gây biến dạng vùng cổ chân, rách các dây chằng vùng cổ chân và bạn không thể đi lại được trong nhiều ngày.

Việc nghỉ ngơi theo phương pháp RICE và tập vận động các bài tập phục hồi, kết hợp với các phương pháp khác như sử dụng thuốc chống viêm NSAID hoặc chườm ấm/lạnh có thể giúp tăng tốc quá trình liền thương, giảm đau và tránh tái phát tình trạng này trong tương lai. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay các chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể, tập các bài tập phù hợp giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại: Phục hồi sau bong gân và trẹo gối

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm