Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Massage cho bé yêu

Bạn nên massage lúc bé không đói (sau ăn 1 – 2 giờ), hoặc đang buồn ngủ, thậm chí lúc đang quấy khóc; hay sau khi tắm. Cần lưu ý là khi bé sốt; đang ăn hoặc trong vòng 45 phút sau ăn; hay có mắc bệnh nhiều thì không nên massage cho bé bạn nhé.

Khoa học đã chứng minh rằng việc tiếp xúc da chạm da giữa bố mẹ và bé, cũng như việc bồng bế hay massage là những cách thức tuyệt vời để chăm sóc con trẻ, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm thần và vận động của con.

Trong bài “Chăm sóc làn da của bé trong những tháng đầu đời“, chúng tôi đã nói rằng việc massage cho bé là thời gian hết sức quý báu cho cả 2 mẹ con. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn lý do tại sao và gợi ý một vài cách thức massge đơn giản mà bạn sẽ dễ dàng thực hiện.

Vì sao “khi được massage, bé sẽ bình tĩnh hơn, ngủ tốt hơn, và khóc ít hơn”?

Sờ (touching) là giác quan đầu tiên kích thích sự trưởng thành của bé. Tiếp xúc da chạm da làm cho bé cảm thấy được yêu thương và hỗ trợ. Ngoài việc khởi đầu cho sợi dây liên kết vô hình giữa mẹ và con, đó cũng là biện pháp trị liệu tuyệt diệu dành cho các bé sinh non mà ở các Đơn vị Chăm sóc Sơ sinh Tích cực đang áp dụng.

Bạn sẽ bất ngờ về những tác dụng của việc massage:

– Tăng cân: điều này đã được nghiên cứu trên trẻ sinh non, chẳng những giúp các bé tăng cân nhiều hơn mà còn có thể xuất viện sớm hơn.

– Cải thiện giấc ngủ:  massage có thể giúp não bé phát triển, cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách thúc đẩy khởi đầu giấc ngủ và giảm giật mình trong lúc ngủ.

– Tăng cường hệ miễn dịch và lưu thông máu, giúp bụng và ruột của bé làm việc tốt hơn, giảm đầy hơi và táo bón.

– Ít quấy khóc: khi bạn massage cho bé yêu, bé sẽ ghi nhớ cách thức sờ chạm đặc biệt này và từ đó dễ dàng học được cách tiếp nhận những kích thích thô, đột ngột hoặc nhanh mạnh hơn cảm giác nâng niu đơn thuần; nhờ đó tăng cường sự liên kết giữa mẹ và con và phát triển sự tương tác với môi trường xung quanh.

Nên bắt đầu massage như thế nào?

Bạn nên bắt đầu từ việc nhỏ nhất, đặc biệt là nếu bé sinh non mỏng manh và yếu ớt. Lúc mới sinh, làn da non ớt của bé rất nhạy cảm nên tránh vuốt ve quá mạnh. Trước tiên, bạn nên nắm giữ bàn tay của bé hoặc để bé tự nắm giữ ngón tay của bạn, hát nho nhỏ để tạo không khí nhẹ nhàng giữa hai mẹ con, cùng thư giãn với con, cảm nhận nhịp thở của con. Hãy cho bé thời gian thích nghi để làn da bớt nhạy cảm và hoàn toàn có thể thưởng thức sự vỗ về, vuốt ve và massage của bạn. Sự làm quen dịu dàng này sẽ mang đến một phần thưởng vô cùng to lớn về sau đấy bạn ạ: đó là sự gần gũi, yêu thương và mối quan hệ tiếp xúc da thịt vô cùng thoải mái giữa 2 mẹ con.

Khi nào có thể tiến hành bước tiếp theo?

Hãy dùng trực giác tuyệt vời của người mẹ để cảm nhận con bạn đã đủ cứng cáp chưa để có thể tiếp nhận những kích thích mạnh mẽ hơn việc nâng niu thường ngày, càng sớm càng tốt bạn nhé!

Hãy đặt bé lên một tấm vải mềm trong một phòng kín gió, ấm (ít nhất là 24oC) và nhớ là 2 bàn tay của bạn phải thật ấm áp.

Nhỏ một ít dầu trẻ em hoặc một ít lotion lên lòng bàn tay của bạn, rồi xoa đầu, ngực, bụng, lưng và tay chân của bé theo một thứ tự nào đó là tuỳ ở bạn, bằng những động tác nhẹ nhàng mà chắc chắn.

+ Ấn sâu nhưng nhẹ nhàng vào phần mềm lòng bàn chân

+ Vuốt từ cổ chân dài lên đùi

+ Xoa tròn trên bụng bé

+ Vuốt từ cổ tay dài đến vai, và ngược lại

+ Dùng ngón tay cái xoa, vuốt lòng bàn tay bé

+ Vuốt từ giữa trán ra hai bên trán, dùng lòng bàn tay vuốt hai bên mặt bé

+ Nhẹ nhàng đỡ cổ xoay sấp bé lại và xoa lưng (đừng lo sợ khi cho con bạn nằm sấp, ngay cả khi bé còn rất nhỏ! Nằm sấp là tư thế khởi đầu nền tảng cho hàng loạt phát triển khác của trẻ đấy bạn ạ, chỉ cần giám sát bé thật kĩ và cẩn thận để đảm bảo an toàn là được).

Hãy theo dõi phản ứng của bé, xem bé thoải mái hay khó chịu, để tìm ra những bước massage mà bé thích nhất, riêng cho 2 mẹ con. Một cơ thể thư thái, từ từ thư dãn ra và bé nắm tay để gần mặt hay miệng là những dấu hiệu cho thấy bé tận hưởng những gì bạn đang mang đến cho bé. Nếu bé nhăn mặt, uốn người hay giật tay chân, né tránh, nghĩa là bé chưa sẵn sàng rồi đấy bạn. Lúc này, bạn nên tạm dừng, giữ bàn tay của bạn đặt trên cơ thể của con, tìm lại sự liên kết thân mật, sau đó có thể thử massage lại một lần nữa.

Khi nào nên massage cho bé?

Bạn nên massage lúc bé không đói (sau ăn 1 – 2 giờ), hoặc đang buồn ngủ, thậm chí lúc đang quấy khóc; hay sau khi tắm. Cần lưu ý là khi bé sốt; đang ăn hoặc trong vòng 45 phút sau ăn; hay có mắc bệnh nhiều thì không nên massage cho bé bạn nhé.

Massage bao nhiêu lần mỗi ngày và trong bao lâu?

Bạn có thể massage 2 lần một ngày trong 3 tháng đầu tiên, nhưng không có khuyến cáo số lần tối ưu; vì điều nay thật sự phụ thuộc vào sự thích thú của bé, và bạn có thời gian không. Thời gian cho mỗi lần massage cũng tùy thuộc vào thời gian mà bạn có và bé thích không. Nếu bé không thích thì không nên kéo dài, và những bé bắt đầu biết bò hay biết đi thường không thích nằm lâu… Nếu bé vui thích, bạn có thể làm 1 buổi massage toàn diện trong 20 – 30 phút.

Nếu bạn chưa bao giờ massage cho bé, hãy bắt đầu ngay đi bạn! Và nhớ rằng bố cũng có thể massage cho bé nữa đấy. Chúc cả nhà có khoảng thời gian thật thư giãn và đầm ấm bên nhau nhé!

TS. Phạm Diệp Thùy Dương – BS. Đào Nguyễn Phương Linh - Theo bs-thuy-duong.com
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

Xem thêm