Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích

Tai nạn thương tích có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và với bất kỳ ai. Với các trường hợp bị tai nạn thương tích nặng thường để lại di chứng tàn phế, thậm chí tử vong. Nhiều trường hợp trong số này không được sơ cứu đúng cách hoặc sơ cứu không kịp thời.

Chính vì vậy, để hạn chế hậu quả của tai nạn thương tích đối với con người, mỗi chúng ta cần có kỹ năng sơ cấp cứu để có thể sơ cứu đúng cách, giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội sống và sống khỏe.

Với người bị bong gân tổn thương dây chằng:

Cách xử lý là cởi giầy, tất chèn ép quanh vùng bị chấn thương, đắp khăn có bọc đá để làm bớt sưng và giảm đau. Quấn băng chắc cố định xung quanh phần khớp xương bị bong gân nhưng không được quấn chặt. Đưa đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó xong.

Khi người bị tai nạn thương tích bị ngạt thở, ngừng thở, ngừng tim:

Làm sạch, thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu bệnh nhân xuống thấp rồi lay mạnh kích thích gây nôn bớt nước trong dạ dày ra ngoài, móc dị vật ép lồng ngực tháo nước ở đường hô hấp. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo khoảng 2 tiếng. Dùng 2 tay ép lồng ngực ngoài tim, ép 100 lần /1 phút, tần suất ép tim 15 lần kết hợp 2 lần thổi ngạt.

Với trường hợp bị chấn thương mắt:

- Khi bị dị vật lọt vào mắt: dùng nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý nhỏ nhiều vào mắt bị thương để dị vật trôi ra. Có thể dùng tăm bông hoặc bông sạch gạt nhẹ dị vật ra khỏi mắt.

- Mắt bị dập, va chạm: lấy vải sạch nhúng vào nước lạnh/ nước đá vắt khô đắp lên mắt 30 phút.

- Mắt bị dị vật xuyên qua: đắp gạc sạch lên cả 2 mắt, băng nhẹ nhàng 2 mắt rồi chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Nhiều trẻ em bị bỏng do sự bất cẩn của người lớn

Sơ cấp cứu trường hợp bỏng

- Tách đối tượng khỏi nguồn gây bỏng

- Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trong thời gian khoảng 20-30 phút.

- Cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên. Chú ý dùng kéo cắt bỏ quần người bệnh nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng.

- Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vải, băng hay gạc sạch, tránh làm vỡ nốt phỏng, không dùng băng dính vết bỏng.

- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Trường hợp người bệnh bị ngộ độc thực phẩm – hóa chất

- Xử lý ngộ độc sắn gây nôn càng nhiều càng tốt và cho uống nước đường (hay nước chè đường)

- Không được gây nôn nếu người bệnh uống nhầm phải hóa chất (axit, kiềm) vì có thể gây bỏng thực quản.

- Uống nhầm thuốc trừ sâu thì gây nôn càng nhiều càng tốt

- Ngộ độc qua da cần rửa tay bằng xà phòng với nhiều nước

Sau khi sơ cứu chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế trong vòng 6 giờ kể từ khi tiếp xúc với chất độc.

Theo soyte.hanoi.gov.vn
Bình luận
Tin mới
Xem thêm