Tã bỉm dần trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, ngày này qua ngày khác và thật khó để tưởng tượng đến một ngày bạn không cần chúng nữa. Có vẻ như ngày mà con bạn có thể tự bước vào phòng tắm, đi tiểu hoặc ị, tự rửa tay và đi ra ngoài là cả một chặng đường dài.
Tuy nhiên, ngày đó đang đến. Bạn cần dạy cho con cách ngồi bô. Bạn có thể sẵn sàng để bắt đầu điều đó nhưng liệu con bạn thì sao?
Khi nào bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô?
Cũng giống như lúc biết nói, biết đi hay biết ngủ liền một mạch đến sáng, thời điểm để tập ngồi bô của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Không có độ tuổi chính xác nào để bắt đầu. Làm thế nào để biết được nếu con bạn đã sẵn sàng cho điều này? Có thể khi đó đứa trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm theo nhiều cách khác nhau như đặt câu hỏi về nhà vệ sinh, ghế bô và đồ lót.
Việc con bạn có sẵn sàng hay không là dựa trên thể chất và tinh thần của trẻ. Nhiều đứa trẻ tỏ ra thích thú quan tâm đến điều này khi 2 tuổi, trong khi những đứa trẻ khác không quan tâm đến việc tập ngồi bô đến khi được 2 tuổi rưỡi hay 3 tuổi. Mặc dù luôn có ngoại lệ, nhưng các bé gái thường thể hiện sự quan tâm sớm hơn các bé trai và nhanh chóng hiểu được điều đó.
Bạn không cần phải vội đưa bô ra để tập cho trẻ tự đi vệ sinh. Hãy tự hỏi bản thân một vài câu hỏi trước:
Nếu bạn đã trả lời không cho những câu hỏi đó, tốt nhất là nên chờ đợi thêm. Nếu bạn bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô trước khi con bạn sẵn sàng, việc này có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn cần thiết. Và nhất là với một đứa trẻ mới biết đi bạn biết chúng bướng bỉnh như thế nào mà.
Điều gì có thể giúp bạn tập thói quen này cho trẻ?
Hãy biến việc tập ngồi bô là một hành động vui vẻ tích cực. Khi bạn đi vệ sinh, hãy tận dụng chúng như một cơ hội để nói và thông báo với trẻ. Sử dụng những từ mà đứa trẻ có thể nói với bạn, như đi tiểu, ị và bô.
Khi có bắt đầu cho trẻ tập ngồi trên bô, hãy để bô trong phòng tắm để nó trở nên quen thuộc, biến chiếc bô trở thành một nơi thú vị mà con bạn muốn ngồi khi chúng đang mặc bỉm hay không mặc. Cho trẻ ngồi bô trong khi kể chuyện hoặc đưa ra một món đồ chơi cho trẻ.
Ngoài ra bạn cũng cần nắm bắt những tín hiệu từ phía trẻ, nhận biết cách trẻ cư xử khi muốn đi tiểu hoặc ị. Đó có thể là một khuôn mặt đỏ hay những âm thanh lẩm bẩm của trẻ. Hãy chú ý đến thời gian trẻ đi vệ sinh trong ngày. Sau đó thiết lập một thói quen cho con bạn ngồi bô trong những khoảng thời gian đó, đặc biệt là sau bữa ăn hoặc sau khi uống nhiều nước. Điều này giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ.
Hãy tích cực sử dụng nhiều lời khen ngợi dành cho trẻ. Con bạn có được thúc đẩy bởi sự khuyến khích bằng lời nói hay một món đồ chơi nhỏ hay một câu chuyện kể thêm khi đi ngủ? Hãy thử xem trẻ thích gì để thưởng cho việc trẻ tự ngồi bô đúng lúc.
Những gì không nên làm?
Ngồi bô nên là một điều mà trẻ muốn chứ không nên là một điều mà trẻ bắt buộc phải làm, đừng ép buộc khi trẻ không thích.
Khi bạn nghĩ mình đã tập thói quen ngồi bô cho con nhưng tại nạn vẫn xảy ra, trẻ vẫn ị đùn hay đái dầm. Điều đó không có gì phải nản lòng cả, đừng trừng phạt hay tỏ ra xấu hổ với trẻ - điều đó sẽ không giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu dạy trẻ tự biết ngồi bô đâu. Hãy hít một hơi thật sâu và tập trung vào những gì bạn và con bạn có thể làm tốt hơn vào lần tới.
Ngoài ra, đừng so sánh con bạn với những đứa trẻ khác. Một số cha mẹ thích khoe khoang về việc con họ tập ngồi bô rất dễ dàng. Vì vậy, nếu hàng xóm của bạn nói rằng con cô ấy đã biết ngồi bô thì hãy mỉm cười và nhớ rằng hãy làm điều gì phù hợp nhất với con của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dạy trẻ tập đi vệ sinh chủ động
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?