Giảm lượng HbA1C bằng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo mộc
Bệnh tiểu đường týp 2 đang ngày càng trở nên phổ biến. Khi cơ thể gia tăng chuyển hóa cũng là lúc không sản xuất đủ lượng hormone insulin để vận chuyển đường hoặc glucose, từ máu vào các tế bào – nơi glucose sẽ được sử dụng để tạo năng lượng. Nồng độ đường huyết tăng cao có thể dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng lên cơ thể, bao gồm tổn thương thần kinh, bệnh tim và thậm chí là mù lòa. Xét nghiệm HbA1C được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường và cũng kiểm tra mức đường huyết trung bình trong hai đến ba tháng.
Một số thảo mộc dưới đây có thể giúp giảm lượng HbA1C trong máu, giúp ổn định đường huyết.
Bước 1
Hãy đi khám thường xuyên bác sĩ nội tiết để kiểm tra lượng đường trong máu bằng xét nghiệm HbA1c. Điều này sẽ giúp xác định mức đường huyết trung bình của bạn trong 3 tháng gần đây để đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường có được kiểm soát tốt không.
Thảo luận kế hoạch điều trị tiểu đường với bác sĩ, bao gồm: các loại thuốc được kê đơn, chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và các thực phẩm chức năng bổ sung từ thảo dược.
Đới với các thực phẩm chức năng bổ sung từ thảo dược, hãy sử dụng thử để xác định xem bạn có phản phụ với bất cứ loại chất nào hay không. Nếu không xuất hiện bất cứ một tác dụng phụ nào thì bạn có thể yên tâm sử dụng, bao gồm: tỏi, quế hoặc mướp đắng với nhau hoặc dạng phối hợp với các thuốc điều trị.
Bước 2
Dùng các chất bổ sung chiết xuất tỏi sống theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Hãy dùng thực phẩm bổ sung thảo dược này cùng với thuốc kê theo đơn của bạn và chế độ ăn dành cho bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu được công bố trong một Tạp chí về Dinh Dưỡng cho thấy việc ăn tỏi sống có thể làm giảm mức cholesterol và triglyceride hiệu quả.
Bước 3
Thêm một nửa muỗng cà phê bột quế vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng cách khuấy nó vào trà hoặc cà phê hoặc rắc nó lên sữa chua, ngũ cốc. Quế có tính chất giống insulin có thể giúp làm giảm mức đường huyết và HbA1c.
Bước 4
Sử dụng mướp đắng hàng ngày hỗ trợ giúp kiểm soát lượng đường trong máu khi phối hợp với các loại thuốc Tuân theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn sản phẩm. Khuyến cáo tương đương 50 -60 ml nước ép mướp đắng mỗi ngày. Loại thảo mộc này thường được sử dụng trong ở các nước châu Á như một phương thuốc điều trị tiểu đường. Thực phẩm bổ sung mướp đắng được cho là có chứa một protein giống insulin gọi là polypeptide-P hoặc insulin thực vật làm giảm nồng độ glucose trong máu.
Một số điều cần ghi nhớ
Để điều trị bệnh tiểu đường thành công cần tuân thủ một số yếu tố sau:
- Lên kế hoạch bữa ăn cẩn thận, hoạt động thể dục thường xuyên, tuân thủ theo đơn thuốc điều trị và theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu.
- Mọi chất bổ sung có nguồn gốc thảo dược có thể được bổ sung vào kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường cần sự giám sát của bác sĩ.
- Tham khảo các lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng về kế hoạch bữa ăn hàng tuần dành cho bệnh tiểu đường; biết nên ăn gì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Hãy thử các loại ngũ cốc nguyên chất, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo và mì ống nguyên cám để giúp ổn định lượng đường trong máu. Bánh mì và các thực phẩm làm từ bột lúa mạch hoặc bột yến mạch cũng là một lựa chọn lành mạnh cho người bị tiểu đường.
Cảnh báo
Điều quan trọng khi mua các thực phẩm bổ sung là mua các nhãn hiệu có uy tín và đọc nhãn cẩn thận để đảm bảo bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần nào. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn. Các liệu pháp thảo dược thường được cho là an toàn vì có nguồn gốc từ tự nhiên, tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng. Đừng bao giờ bổ sung thảo dược nếu không có sự giám sát của bác sĩ.
Ngoài ra, các chất bổ sung có nguồn gốc thảo dược có thể được bổ sung nhưng không thể thay thế chương trình điều trị tiểu đường hoàn chỉnh bao gồm thuốc theo toa, dinh dưỡng và tập thể dục.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Bổ sung vitamin tổng hợp ở bệnh nhân tiểu đường
Nhiều người quan niệm, bị ung thư đại trực tràng ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm bệnh nặng hơn và vì thế nên bỏ thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn.
Chất bôi trơn luôn là một ý tưởng tuyệt vời trong quan hệ tình dục. Chúng giúp tăng cường khoái cảm và ngăn ngừa đau và nứt nẻ khi quan hệ tình dục.
Khi thời tiết lạnh giá, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém nên rất dễ mắc bệnh, nhất là các vấn đề về đường hô hấp.
Súp lơ, mâm xôi, đỗ đen, cà chua hay tỏi... đều là những thực phẩm rẻ tiền, có sẵn ngoài chợ và tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Việc đeo khẩu trang nhiều trong những ngày dịch khiến mọi người chú ý hơn đến việc chăm sóc da.
Thời tiết lạnh, cha mẹ cần chú ý việc sử dụng điều hoà ấm cho con để làm sao không gây hại tới sức khoẻ của trẻ.
Trứng là một trong những thực phẩm rất dễ gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Dị ứng trứng gà phổ biến ở trẻ em, có khoảng 2% trẻ em bị mắc triệu chứng này. Khi nói đến trứng và cụ thể là trứng gà, protein lòng trắng có nhiều khả năng gây phản ứng dị ứng hơn so với lòng đỏ, mặc dù một số trường hợp vẫn có thể bị dị ứng với cả hai.
Khoai lang, trứng, thịt gà, ngũ cốc, quả óc cho hay bưởi đều là những thực phẩm có tác dụng đốt cháy chất béo trong cơ thể, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.