Bé ói liên tục, có chất màu vàng, còn bị sốt nhẹ và tiêu chảy. Đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám thì bác sĩ khuyên vẫn phải tập cho bé uống sữa cho quen. Sau đó khoảng một tháng em cho bé tập uống lại sữa, dùng loại khác, chỉ pha hai thìa cà phê, thì bé vẫn ói nhiều. Có phải con em bị dị ứng sữa không ạ? (Bích Chi)
Trả lời
Hiện tượng dị ứng sữa thường xảy ra trong 3 năm đầu đời. Nếu bị dị ứng sữa, bé thường có các biểu hiện như tiêu chảy, nôn trớ nhiều lần và có thể nôn cả những khi chưa được bú mẹ. Một số bé còn có các biểu hiện như phát ban, quấy khóc liên tục và không nín trong một thời gian dài, hay đánh hơi. Về lâu dài, bé có thể sút cân, chậm lớn và ảnh hưởng đến hệ hô hấp… Trường hợp con bạn đã đi khám và bác sĩ khuyên nên tập cho con ăn nhưng tình tạng vẫn tái diễn thì cũng cần xem xét lại:
- Nếu con bạn quả thực dị ứng với sữa bò, bằng mọi cách bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ để có đủ sữa cho con bú mẹ hoàn toàn. Chỉ tính đến ăn sữa công thức khi mẹ không đủ sữa mà thôi. Việc ăn thêm sữa ngoài, có thể chuyển sang bổ sung thêm cho bé sữa đậu nành. Nếu dùng sữa đậu nành con vẫn dị ứng, lúc đó cần sử dụng sản phẩm có thành phần ít gây phản ứng dị ứng. Sau vài tháng, thậm chí có thể tới 12 tháng, bạn mới có thể tập cho bé ăn lại sữa bò nhưng phải rất từ từ để cơ thể bé có thể làm quen và thích ứng dần.
- Ngay cả khi đã xác định không phải bé bị dị ứng sữa bò, bạn nên tập cho bé dùng sữa từ từ. Lúc đầu, bạn có thể cho bé làm quen một đến vài ml sữa, có thể dùng thìa bón cho bé, khi cho ăn, nên đổ sữa vào dưới lưỡi hoặc vào hai bên má. Sau khi con ăn, nên theo dõi và thăm dò thái độ cũng như sự phản ứng của cơ thể bé. Nếu được, những ngày sau bạn mới từ từ tăng số lượng lên. Vì bé đang được bú mẹ, khi chuyển sang thức ăn khác lạ, thời gian đầu bé sẽ phản ứng, nếu mình cho ăn nhiều ngay từ đầu bé sẽ khóc, thậm chí khóc nhiều sẽ dẫn đến hay bi nôn trớ.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.