Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đi học sau dịch: Đảm bảo an toàn trong trường học

Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có Công văn số 550/BGDĐT-GDTC hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học.

Theo đó, các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện Công văn số 550/BGDĐT-GDTC ngày 25/2/2020 về việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục và Công văn số 696/BGDĐT-GDTC ngày 4/3/2020 về những việc cần làm để phòng, chống dịch.

An toàn cho học sinh và thầy cô

Để chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại, các nhà trường cần thực hiện nghiêm túc: vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học như thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, nơi rửa tay bằng nước sạch có xà phòng...

Nhà trường tập huấn và giao nhiệm vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên về quy trình phòng, chống dịch bệnh để thực hiện và hướng dẫn học sinh thực hiện khi trở lại trường học. Các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và thực tiễn dịch bệnh tại địa phương.

Có biện pháp tổ chức dạy học theo từng khối, từng lớp và nhóm học sinh để thực hiện giãn cách hợp lý, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên khi đến trường. Đồng thời, kết hợp giữa dạy học qua internet, trên truyền hình với dạy học trực tiếp để rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình, đảm bảo kết thúc năm học trước ngày 15/7/2020.

Không để dịch lây lan trong trường học

Sáng 27/4, tại Ninh Thuận, học viên lớp 12 hệ giáo dục thường xuyên, học sinh lớp 9 và lớp 12 hệ giáo dục phổ thông đã đi học trở lại. Qua ghi nhận tại các điểm trường trên địa bàn huyện Thuận Nam, các trường đã bố trí đo thân nhiệt, chuẩn bị nước sát khuẩn, nơi rửa tay bằng nước sạch có xà phòng cho học sinh trước khi vào lớp học. Học sinh cũng được bố trí chỗ ngồi, giữ khoảng cách đảm bảo an toàn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Phun khử khuẩn lớp học phòng ngừa COVID-19.

Cô giáo Minh Nguyệt - Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam chia sẻ: Các em rất ý thức về việc phòng, chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đến trường, chủ động rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp...

Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên tuyên truyền đến học sinh hạn chế tiếp xúc đông người; Không ăn uống ở vỉa hè, hàng rong trước cổng trường; Trường không tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phối hợp với chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về khoảng cách khi đưa, đón con đi học; Không tụ tập đông người trước cổng trường...

Sáng 27/4, hơn 104.000 học sinh THCS, THPT (kể cả hệ giáo dục thường xuyên) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi học trở lại. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 được các trường chú trọng thực hiện. “Em được các thầy cô hướng dẫn cẩn thận trong việc bảo vệ sức khỏe, vệ sinh cá nhân, đồng thời giữ khoảng cách an toàn trong quá trình học tập” - em Hồ Lê Minh Thư, lớp 12 Văn, Trường Trung học phổ thông Chuyên Quốc học Huế chia sẻ.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua, các trường đã chủ động tuyên truyền, tập huấn và chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ việc phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.

Tại các địa phương, ngành y tế đã phối hợp chặt chẽ với ngành GD-ĐT mở nhiều lớp tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm cũng như nhân viên y tế trường học. Để công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả, ý thức của phụ huynh và học sinh là rất quan trọng. Khi các học sinh hoặc phụ huynh đi từ vùng có dịch về địa phương cần khai báo và kiểm tra y tế để đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: WHO và UNICEF: Đảm bảo tiêm chủng cho trẻ em trong thời điểm đại dịch COVID-19

Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm