Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chứng đau lưng ở người cao tuổi

Đau lưng là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, do thói quen xấu gây nên như: đi, đứng, nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khoảng 80% các trường hợp đau lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc có ý thức phòng bệnh.

Đau lưng là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, dothói quen xấu gây nên như: đi, đứng, nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật không đúngcách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khoảng 80%các trường hợp đau lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc có  ý thức phòng bệnh.

Nguyên nhân gây đau lưng

Đau lưng có hai loại nguyên nhân cơ bản sau đây: do tác độngcơ học và do hiện tượng viêm.

Đau lưng do tác động cơ học: đây là loại đau lưng hay gặp ởlứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi như: thoái hóa cột sống,thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống... Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vịtrí sụn khớp và đĩa đệm, bởi hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác độnghàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác độngxuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động). Khicột sống bị thoái hóa, triệu chứng đau lưng được thể hiện khá sớm và cũng chínhvì có hiện tượng đau lưng rất khó chịu mà buộc người bệnh phải đi khám. Ngoàicác nguyên nhân do thoái hóa cột sống còn có những nguyên nhân thuộc về cơ họcnhư mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng...

 
Hoạt động thể lực giúp phòng và giảm nhẹ chứng đau lưng ởngười cao tuổi.        Ảnh: H. Hồng
Đau lưng do hiện tượng viêm: trong các nguyên nhân gây viêmcó thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cộtsống, viêm khớp cùng chậu... Cũng có nhiều trường hợp đau lưng nhưng lại doviêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêmtiểu khung, viêm buồng trứng...), viêm dạ dày - tá tràng, viêm đường tiết niệu(do sỏi hoặc do vi khuẩn)... Các loại bệnh kiểu này thường gây đau lưng mộtcách âm ỉ và cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như ngườibị đau dạ dày, sỏi tiết niệu). Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở ngườicao tuổi nhiều hơn người trẻ.

Làm gì khi bị đau lưng?

Khi người cao tuổi bị đau thắt lưng không nên tự “bắt bệnh”của mình và mua thuốc để điều trị mà cần đi khám ở những cơ sở y tế có đủ điềukiện và trang thiết bị chẩn đoán để được bác sĩ chẩn đoán sớm và đúng bệnh.Ngày nay, y học ngày càng phát triển cho nên việc chẩn đoán đau thắt lưng khônggặp nhiều khó khăn như trước đây.

Người bệnh cần trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy thuốcvà nói rõ những hiện tượng đau lưng và các biểu hiện kèm theo.

Việc điều trị sớm, đúng phương pháp, đúng phác đồ sẽ đưa lạihiệu quả cao hơn hẳn là chẩn đoán muộn và điều trị muộn, điều trị mang tínhchất cầm chừng. Nếu đau thắt lưng do nguyên nhân cột sống thì ngoài điều trịthuốc Tây y, vật lý trị liệu người ta còn có thể kết hợp Đông y như châm cứu,bấm huyệt hoặc dùng thuốc.

Bệnh có thể phòng ngừa?

Đối với người cao tuổi nên phòng ngừa bằng cách hỗ trợ hoặcgiúp tránh các căng giãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sứcmạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.

Để tránh đau lưng cần ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầugối co hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầuvà mình ngang bằng.

Người cao tuổi cần chú ý khi mang vật nặng, không nên khomlưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từđứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được tổn thương cho lưng. Khivật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưngđể mang đi.

Đặc biệt với người lớn tuổi cần tập thế khi đứng, bụng thótphẳng, hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn.Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậuvề phía sau.

Ngồi lâu gây nhiều khó chịu cho lưng, vì thế nên đứng dậy,đi qua đi lại, thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.

Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắpthịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng. Buổi sáng ngủ dậy,trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động người qua lại để thư giãnlưng. Vì sau thời gian dài ngủ xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngaycó thể ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.

Không hút thuốc lá, giảm cân nếu béo, vì béo phì làm mô mềmở lưng căng cương.

Một số cách thư giãn cột sống

- Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàntay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt.Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùngđộng tác năm lần.

- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế.Ðầu gối thẳng, giơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từvà làm cùng động tác với chân kia. Làm 5 động tác liên tiếp cho mỗi chân.

- Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tayúp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chânvẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác mười lần.

-  Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất.Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trítrong mười nhịp đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử động năm lần.

-  Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân,đếm từ 1 - 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm nămlần mỗi chân.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức - Theo Sức khỏe và Đời sốn
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm