Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh nha chu và sức khỏe tổng thể

Những điều bạn nên biết về bệnh nha chu

Bệnh nha chu và sức khỏe tổng thể

Để phòng tránh những bệnh răng miệng như bệnh nha chu và những nguy cơ mà chúng gây nên đối với sức khỏe của bạn, những việc thường được xem là đơn giản như đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng hằng ngày chưa bao giờ quan trọng đến thế.

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu chủ yếu do vi khuẩn từ mảng bám và cao răng gây nên. Những yếu tố khác góp phần gây nên các bệnh về nướu bao gồm :

  • Hút thuốc lá
  • Nghiến răng
  • Dùng các loại thuốc nhất định
  • Di truyền

Bệnh nha chu bao gồm:

  • Viêm nướu: giai đoạn bắt đầu của bệnh về nướu và thường không được phát hiện. Giai đoạn này có thể hồi phục được.
  • Bệnh nha chu: Viêm nướu không được điều trị có thể dẫn đến giai đoạn tiếp theo. Với nhiều mức độ của bệnh nha chu, kết quả thường thấy đó là đáp ứng viêm mạn tính, một tình trạng khi cơ thể phá hủy xương và mô ở mô nhiễm khuẩn ở miệng, cuối cùng dẫn đến mất xương và răng.

Dấu hiệu của bệnh nha chu bao gồm:

  • Sưng nóng đỏ, chảy máu ở nướu
  • Hơi thở hôi
  • Răng lung lay
  • Răng nhạy cảm do thụt nướu
  • Áp xe răng
  • Mất răng

Những nghiên cứu mới đây cho rằng bệnh nha chu có thể góp phần hoặc cảnh báo dấu hiệu của những tình trạng đe dọa đến tính mạng như:

  • Bệnh tim và đột quỵ: Một số nghiên cứu cho rằng viêm lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ do nồng độ vi khuẩn cao tìm thấy ở mô nhiễm khuẩn ở miệng. Do mức độ bệnh nha chu tăng lên, nguy cơ bệnh tim mạch cũng tăng lên. Những nghiên cứu khác cho rằng sự viêm ở nướu có thể tạo nên đáp ứng viêm mạn tính ở những phần khác của cơ thể liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • Tiểu đường: những người mắc tiểu đường thường mắc bệnh nha chu, thường do đường máu cao, theo như trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật Hoa Kì. Những người mắc tiểu đường cần chăm sóc thêm để đảm bảo kĩ thuật đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để tránh sự phát triển của bệnh nha chu. Kiểm tra định kì và làm sạch răng với dụng cụ nha khoa cần được khuyến nghị.
  • Bệnh thận mạn: Các nhà nghiên cứu cho rằng những người không có răng tự nhiên, không có răng có khả năng mắc bệnh thận mạn tính nhiền hơn những người có răng tự nhiên. Bệnh thận mạn ảnh hưởng đến huyết áp âm thầm gây bệnh tim, góp phần dẫn đến suy thận, và ảnh hưởng đến xương.
  • Sinh non: những đứa trẻ sinh non (trước 37 tuần) thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có vấn đề răng miệng thường tăng nguy cơ sinh non lên 3-5 lần. Phụ nữ thường dễ viêm nướu khi mang thai, do đó họ nên có thói quen chải răng thường xuyên, làm sạch răng và đi kiểm tra nha khoa.

Điều trị bệnh nha chu

Phụ thuộc vào từng loại bệnh nha chu, các bác sĩ có thể kê cho bạn một số lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Loại bỏ mảng bám và cao răng bằng cách cạo lớp cao răng bởi nha sĩ.
  • Sử dụng các thuốc như  chlorhexidine gluconate, nước súc miệng được kê bởi nha sĩ để giúp diệt vi khuẩn ở miệng, cùng với việc làm sạch miệng thường xuyên.
  • Phẫu thuật có thể cần thiết trong một số trường hợp để dừng, hoặc hạn chế sự phát triển của bệnh nha chu. Phẫu thuật cũng được sử dụng để thay thế xương bị mất trong những giai đoạn tiến triển của bệnh.

Phòng tránh bệnh nha chu

  • Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa phù hợp là cách dễ nhất để giảm và phòng tránh bệnh nha chu. Tuy nhiên, bạn cũng nên thường xuyên tìm đến nha sĩ để làm sạch khoang miệng của bạn như loại bỏ cao răng, điều này giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu tiến triển.
  • Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh nha chu, hãy liên hệ với nha sĩ càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết: Mối liên quan giữ bệnh nha chu và đột quỵ

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

  • 17/04/2024

    Tác động tiêu cực của quần áo chật đối với phụ nữ mang thai

    Mang thai có thể khiến cơ thể thay đổi hình dáng và cân nặng rất nhiều. Đôi khi quần áo chật đến mức khó chịu và hằn lên các phần cơ thể.

  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

Xem thêm