Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh nghiến răng, nguyên nhân và cách phòng tránh

Căn bệnh nghiến răng xuất hiện không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn cả ở người lớn. Đây là hiện tượng xảy ra khi ngủ mà người bị bệnh sẽ nghiến hay siết chặt răng quá mức bình thường giữa hai hàm trên và dưới. Người ngủ thông thường sẽ không phát hiện ra căn bệnh của mình.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này chính là stress. Stress từ những yếu tố trong cuộc sống sẽ khiến ta không có một giấc ngủ trọn vẹn và thường khiến cho chúng ta mắc căn bệnh nghiến răng. 

Ngoài ra thì các nguyên nhân khác về kết cấu của hàm răng như sự cản trở vướng cộm ở khớp cắn hay sự rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh nghiến răng này. Theo như một số báo cáo thì có vẻ như căn bệnh nghiến răng này còn mang tính di truyền. Tuy nhiên thì đến bây giờ chúng ta vẫn chưa chắc chắn được hoàn toàn về vấn đề này.

Căn bệnh nghiến răng khi ngủ không chỉ có ảnh hưởng xấu đến người bị bệnh mà còn có thể có tác động xấu đến những người ngủ chung. Ma sát tạo ra trong lúc nghiến răng thông thường sẽ có những áp lực rất lớn. Chúng tác động lên răng nên hàm răng có thể bị mòn, bị sâu. Thậm chí có những người nghiến răng mạnh đến mức gây sứt và vỡ răng.

Ngoài ra thì căn bệnh nghiến răng còn có thể gây ra những cơn đau đầu hoặc đau cơ mặt cho người bệnh. Đối với những người ngủ chung, âm thanh ma sát giữa hai hàm răng thường rất khó chịu. Đặc biệt trong đêm yên tĩnh thì âm thanh này lại càng to hơn. Tật nghiến răng chỉ đứng sau tật nói mớ và ngáy trong bảng xếp hạng các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp trong đời sống.

Ngoài ra, còn có thể có các nguyên nhân sau:

Di truyền từ ông bà, bố mẹ: Nguy cơ bệnh nghiến răng tăng lên khi họ hàng hoặc những người ruột thịt bị mắc.

Bị sốc, mệt mỏi vì nhiều sự kiện không tốt xảy ra: Nó cũng giống như nguyên nhân stress, bị sốc sẽ dễ khiến bạn nghiến răng.

Mộng mị, ác mộng (cũng gần giống stress) cũng có thể làm bạn nghiến răng.

Khớp cắn bất thường, do mới mất răng hoặc mới mọc răng làm lệch lạc hàm răng cũng có thể làm bạn nghiến răng khi ngủ.

Bị rối loạn thần kinh (có thể do stress): Mới bị rối loạn thần kinh vì nhiều nguyên nhân cũng khiến bạn dễ bị nghiến răng hơn.

Có thể hơi xa, nhưng suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt vitamin và canci cũng có thể làm bạn nghiến răng khi ngủ.

Sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma tuý, thuốc lá cũng có thể làm bạn bị bệnh hoặc bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Viêm răng, viêm lợi, viên nha chu, sâu răng, một vài bệnh răng miệng khác cũng có thể làm bạn bị bệnh hoặc nặng hơn…

Dùng thuốc ngủ hoặc thuốc thần kinh hoặc thuốc tác động đến hệ thần kinh.

Dấu hiệu và triệu chứng

Nghiến răng siết chặt răng ken két hoặc rất mạnh trong khi ngủ hoặc khi thức vào những lúc lo âu hoặc stress.

Mặt nhai của răng bị mòn, phẳng hoặc mẻ

Lớp men răng bị mòn, lộ ra lớp ngà răng bên trong

Sự mẫn cảm của răng tăng lên

Siết chặt hàm hoặc co cơ

Đau hàm hoặc co cứng các cơ hàm

Khớp hàm kêu lộp cộp, lạch cạch hoặc cứng hàm

Đau tai, vì co mạnh cơ hàm, không phải nguyên nhân do tai

Đau đầu âm ỉ buổi sáng

Đau vùng mặt mạn tính

Các yếu tố nguy cơ

Stress. Tăng lo âu hoặc stress có thể dẫn tới nghiến răng.

Tuổi. Tật nghiến răng khi ngủ thường gặp từ tuổi lên 10 cho tới độ tuổi 40, và có khuynh hướng giảm dần theo tuổi.

Uống cà phê hoặc hút thuốc lá. Các chất kích thích như caffein hoặc thuốc lá có thể làm cho cơ thể sản sinh thêm nhiều adrenalin, khiến tật nghiến răng trở nên nặng thêm.

Khi nào cần đi khám

Chứng nghiến răng khi ngủ thường bị bỏ qua. Hãy đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ nếu bạn bị đau ở hàm, mặt hoặc tai, nếu răng có hiện tượng xô lệch, hoặc nếu bạn khó cắn hoặc nhai. Cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ nếu người bạn đời của bạn phàn nàn về việc bạn nghiến răng trong khi ngủ.

Điều trị

Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho răng và giảm đau do chứng nghiến răng gây ra. Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân:

Stress. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi tư vấn bác sĩ chuyên khoa, liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu hoặc các kỹ năng quản lý stress. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một thuốc giãn cơ để tạm thời làm giảm co thắt ở hàm bị siết chặt.

Các vấn đề về răng. Nếu chứng nghiến răng có nguồn gốc từ các vấn đề về răng, nha sĩ có thể nắn chỉnh răng xô lệch. Thiết bị bảo vệ miệng hoặc răng có thể hữu ích nếu chứng nghiến răng khi ngủ đủ nặng đến mức gây tổn thương nhiều cho răng.

Tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ. Chứng nghiến răng khi ngủ do tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ có thể rất khó điều trị. Bác sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng thiết bị bảo vệ miệng.

Thuốc. Nếu bạn bị chứng nghiến răng khi ngủ do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, bác sĩ có thể thay thuốc hoặc kê cho bạn một loại thuốc khác để làm mất tác dụng của chứng nghiến răng này. Các nghiên cứu cho thấy rằng thuốc gabapentin (Neurontin) có thể điều trị thành công tật nghiến răng khi ngủ do điều trị thuốc chống trầm cảm.

Những bước sau có thể làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ

Thực hành tư thế miệng và hàm thích hợp. Đặt lưỡi cong lên với răng cách xa nhau và 2 môi ngậm chặt lại có thể làm giảm sự bất tiện bởi việc giữ cho răng khỏi chà xát nhau hoặc hàm khỏi nghiến chặt vào nhau.

Khám răng thường xuyên. Khám răng là cách tốt nhất để sàng lọc chứng nghiến răng khi ngủ, đặc biệt nếu bạn sống một mình hoặc không ngủ cùng với người bạn đời để có thể phát hiện chứng nghiến răng khi ngủ về đêm của bạn. Nha sĩ có thể phát hiện tốt nhất các dấu hiệu ở miệng và hàm của tật nghiến răng khi ngủ bằng việc khám thông thường.

Giảm stress. Giữ những căng thẳng trong cuộc sống của bạn ở mức tối thiểu để có thể làm giảm nguy cơ bị tật nghiến răng khi ngủ. Bạn càng thấy ít lo âu và căng thẳng, càng có cơ hội tránh được tật nghiến răng khi ngủ.

Thông báo cho bạn ngủ cùng. Nếu bạn có một người bạn cùng phòng hoặc chung giường, hãy nhờ họ để ý xem có thấy bất kỳ tiếng nghiến răng hoặc âm thanh kèn kẹt mà bạn có thể gây ra trong khi ngủ hay không.

Theo Thầy thuốc Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

  • 15/04/2024

    6 lưu ý chăm sóc da khi thời tiết vào Hè

    Vào Hè, nhu cầu của làn da bắt đầu có những thay đổi. Một vài điều chỉnh trong thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp bạn duy trì làn da khoẻ đẹp, mịn màng và không bị lên mụn.

  • 15/04/2024

    Kem dưỡng mắt - sử dụng đúng để có làn da đẹp

    Dù chăm sóc da là một việc quan trọng và nên được ưu tiên, nhưng việc tạo ra một chế độ chăm sóc da phù hợp với nhu cầu đặc biệt của bạn có thể là một vấn đề khó khăn. Trên mạng xã hội, có rất nhiều ý kiến về các cách chăm sóc da mặt khác nhau và đôi khi dễ gây khó hiểu.

Xem thêm