Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bật mí 5 sự thật thú vị về làn da trẻ sơ sinh

Sau khi mới chào đời, da trẻ sẽ có những lớp mỏng màu trắng bong ra. Đó chính là lớp bảo vệ trẻ trong nước ối.

Khi trẻ được sinh ra, các mẹ được tận mắt chứng kiến về bề ngoài đặc biệt là làn da của bé. Tuy nhiên, khi nhìn thấy các hiện tượng này các mẹ không cần quá lo lắng và thất vọng. Đây chỉ là một số hiện tượng thông thường của trẻ trong giai đoạn mới sinh.

  1. Có những lớp da mỏng màu trắng bong ra

Khi ở trong bụng mẹ, bé được bao bọc bởi nước ối. Điều này khiến da bé được phủ một lớp màu trắng để bảo vệ bé khỏi môi trường nước, lớp màu trắng này được gọi là vernix. Khi bé tiếp xúc với không khí bên ngoài, chất vernix sẽ bị cọ xát và dần mất đi. Các chất màu trắng này sẽ trở nên khô ở da bé và bắt đầu bong ra.

Bật mí 5 sự thật thú vị về làn da trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có những lớp da mỏng màu trắng bong ra

Đây là nguyên nhân lý giải cho việc sau lần tắm đầu tiên cho bé (24 giờ sau sinh), có những lớp màu trắng đục bong ra. Toàn bộ cơ thể của bé sẽ được lột sạch lớp vernix (nhất là ở trên bàn tay và bàn chân). Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, hiện tượng này thường chỉ kéo dài trong 1-2 tuần, do đó các mẹ không cần phải hốt hoảng khi thấy hiện tượng này xuất hiện trên da của trẻ, chỉ khi bé có sắc tố vàng da, mẹ mới cần đưa bé đi khám.

  1. Da bé nổi nhiều mụn sữa

Làn da của trẻ sơ sinh rất dễ mọc mụn, khoảng 30 – 40% bé mới sinh bị mọc mụn sữa. Các nốt mụn này có màu trắng, cứng giống như ngọc trai và có kích thước nhỏ bằng một nốt tàn nhang nhỏ. Mụn sữa thường được tìm thấy rải rác trên khuôn mặt, đặc biệt là vùng má, mũi, xung quanh mắt hoặc có thể sẽ lan rộng hơn trên da đầu, và trên khắp cơ thể của bé. Mụn sữa không nguy hiểm, thường tự hết trong vài tuần, cũng có thể đến vài tháng, nếu sau 3 tháng mụn vẫn chưa biến mất thì các mẹ nên nhớ đưa bé đi khám.

  1. Da bé mỏng như một… tờ giấy

Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, chỉ bằng 1/5 so với da người lớn. Với làn da mỏng này, mẹ thậm chí có thể nhìn thấy những mạch máu dưới da bé, nếu để ý mẹ có thể dùng cách này để đo thân nhiệt và tâm trạng của bé. Lúc bé giận, khóc hay nóng, da sẽ ửng đỏ lên. Còn khi lạnh, bàn chân và bàn tay bé sẽ hơi xanh tái, lúc này hãy ôm bé vào lòng ủ ấm và mặc thêm áo cho bé.

Bật mí 5 sự thật thú vị về làn da trẻ sơ sinh

Da bé mỏng như tờ giấy nên các bà mẹ cần chăm sóc bé chu đáo, cần thận

Da mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Do đó các mẹ cần lưu giữ vệ sinh da bé sạch sẽ và giữ thoáng mát.

  1. Da bé rất dễ bị cháy nắng

Da bé rất nhạy cảm nên dù mẹ có cố gắng bảo vệ bé khỏi ánh nắng như thế nào đi nữa thì tình trạng cháy nắng vẫn rất dễ xảy ra. Những vết tấy đỏ và rát như vết bỏng có thể chỉ xuất hiện sau khi bé ở ngoài nắng vài giờ. Để bảo vệ an toàn cho làn da của bé, mẹ hãy hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Khi cho bé ra ngoài, mẹ nhớ cho bé mặc quần áo dài, đội nón rộng vành để da bé được che chắn tối đa.

  1. Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày

Trẻ sơ sinh không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm bởi tắm quá nhiều sẽ gây tổn thương cho làn da mỏng và nhạy cảm của bé. Chính vì vậy, trong vài tuần đầu, mẹ chỉ cần làm sạch bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa tay chân, mặt mũi. Sau khi tắm xong, hãy lau khô hết nước dính trên người bé, nhất là những chỗ da gấp khúc như khuỷu tay, nách hay bẹn. Để đảm bảo cho bé không bị nhiễm lạnh thì sau mỗi lần tắm, mẹ nhớ dùng khăn tắm để ủ ấm bé.

Theo Benhdalieu.vn
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm