Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bàng quang tăng hoạt động

Bạn đi tiểu với mức độ như thế nào? Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6 đến 8 lần trong ngày. Nhưng có một vài yếu tố sẽ ảnh hưởng đến tần suất đi tiểu của bạn; bao gồm lượng nước đưa vào (đặc biệt là nếu bạn uống cà phê và rượu), sử dụng thuốc (như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc khiến bạn phải uống nhiều nước khi sử dụng).

Bàng quang tăng hoạt động

Chức năng bình thường của bàng quang

Thận của bạn lọc chất cặn và nước thừa để tạo ra nước tiểu. Nước tiểu đi xuống theo 2 ống hẹp gọi là niệu quản và sau đó được giữ ở một cơ quan có hình quả bóng được gọi là bàng quang. Bàng quang căng khi nó đầy và xẹp lại khi nó rỗng. Khi bàng quang được làm rỗng, nước tiểu chảy ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Ở phụ nữ, lỗ niệu đạo nằm ở ngay trên âm đạo. Ở nam giới, lỗ niệu đạo nằm ở đầu của dương vật.

Khi bàng quang của bạn đầy, tín hiệu thần kinh được gửi lên não, kích thích nhu cầu phải đi tiểu. Khi bạn đi tiểu, tín hiệu thần kinh phối hợp cùng với sự thư giãn của các cơ đáy chậu và cơ niệu đạo (cơ thắt niệu đạo). Những cơ này nới lỏng, đẩy nước tiểu ra ngoài.

Nếu tất cả những điều này xảy ra 8 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày (bao gồm cả những lần vào ban đêm), bạn có thể gọi đó là tình trạng tiểu nhiều.

Tiểu nhiều có thể gây nên bởi sự hoạt động quá mức của bàng quang.

Như thế nào là bàng quang hoạt động quá mức?

Bàng quang hoạt động quá mức xảy ra do cơ bàng quang bắt đầu co không tự chủ kể cả khi bàng quang không chứa nhiều nước tiểu. Sự co không tự chủ này tạo nên sự thôi thúc việc đi tiểu một cách đột ngột mà rất khó để kiểm soát hoặc dừng lại, và có thể dẫn đến tiểu tiện không tự chủ.

Nếu bạn nghĩ bạn mắc chứng bàng quang hoạt động quá mức, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng bạn không nhiễm trùng tiết niệu hay có các thành phần bất thường trong nước tiểu. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bạn đã làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu vì bạn có quá ít không gian để dự trữ nước tiểu. Ngoài ra bác sĩ sẽ:

  • Hỏi về tiền sử bệnh của bạn
  • Khám lâm sàng, tập trung vào vùng bụng và sinh dục
  • Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm.
  • Hướng dẫn một bài kiểm tra thần kinh để chỉ ra những vấn đề về cảm giác hoặc phản xạ bất thường
  • Làm bài kiểm tra đo niệu động học - thủ thuật nào kiểm tra sự hoạt động của cơ thắt bàng quang và niệu đạo trong việc dự trữ và đào thải nước tiểu.

Hầu hết kiểm tra niệu động học tập trung vào khả năng của bàng quang để giữ nước tiểu và làm rỗng bàng quang một cách đều đặn và hoàn toàn. Bài kiểm tra niệu động học có thể cho thấy việc bàng quang co không tự chủ gây nên rò rỉ nước tiểu.

Hầu hết các bài kiểm tra niệu động học không yêu cầu những chuẩn bị đặc biệt. Phụ thuộc vào bài kiểm tra, bạn có thể được yêu cầu làm đầy bàng quang. Trong một vài giờ sau đó, bạn có thể có chút khó chịu khi đi tiểu. Uống một cốc nước đầy mỗi 30 phút trong suốt quá trình này có thể giúp bạn giảm bớt khó chịu này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lưu ý cần thiết về nhiễm khuẩn bàng quang khi mang thai

Bình luận
Tin mới
Xem thêm