Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 cách làm giảm đau họng

Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường hô hấp, phổ biến nhất là các bệnh viêm mũi họng. Theo các bác sĩ trong đa số các trường hợp đau họng, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc.

Đau họng thường là phản ứng tức thời của cơ thể trước sự tấn công của bệnh tật, các triệu chứng ban đầu có thể là khàn giọng, ngứa họng, nặng hơn là nuốt đau, cảm thấy đau vùng hầu họng...  Đây là những dấu hiệu ban đầu của cảm lạnh, viêm họng hay một sự tác động vào dây thanh âm. Bất kể là nguyên nhân nào, bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây để giảm đau nhức vùng hầu họng một cách dễ dàng mà không cần một viên thuốc nào, bác sĩ Jeffrey Linder, chuyên gia nội khoa của Bệnh viện bệnh phụ nữ Brigham, ở Boston cho biết.

Dưới đây là 10 cách bạn có thể áp dụng khi cảm thấy ngứa, khàn tiếng, hoặc đau họng:

Chống viêm

Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho đau họng là sử dụng thuốc kháng viêm không steroid. Những loại thuốc này kết hợp với thuốc giảm đau có thể làm người bệnh đỡ đau hơn, có thể làm giảm sưng do viêm họng. TS Linker tư vấn, để sử dụng thuốc tốt nhất bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ bởi các thuốc chống viêm có những tác dụng phụ nguy hiểm như loãng xương, viêm dạ dày.....

Súc miệng bằng nước muối ấm

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm có thể làm giảm sưng ở cổ họng, làm long đờm, giảm kích thích vùng họng do một kháng nguyên gây dị ứng nào đó hoặc do vi khuẩn.

 

Các bác sĩ thường khuyên bạn nên hòa tan nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm để súc họng. Nước muối có tác dụng rất tốt, nó có thể tiêu diệt cả vi khuẩn trên thành cổ họng. Nếu bạn cảm thấy quá khó chịu với nước muối có thể thêm một lượng nhỏ mật ong để làm hỗn hợp dễ chịu hơn. Cần nhớ rằng phải nhổ nước ra ngoài sau khi súc miệng, không được nuốt.

Viên ngậm và thuốc xịt

Ngậm thuốc ho giúp kích thích sản xuất nước bọt, có thể giúp giữ cho cổ họng ẩm làm giảm ho. Tuy nhiên, nên chọn các loại viên ngậm có thành phần bạc hà, hoặc tinh dầu bạch đàn.

 

Cũng như các loại viên ngậm, thuốc xịt thường tạo hiệu ứng làm mát, giúp giản đau tạm thời. Thành phần chính của thuốc xịt họng thường là phenol, có tác dụng như một chất kháng khuẩn giúp khử trùng trong họng, từ đó giảm triệu chứng đau họng.

Siro ho

Giống như viên ngậm hay thuốc xịt, siro ho có tác dụng giảm đau tạm thời, thành phần của các loại siro ho thường từ thảo dược nên không hại cho cơ thể.

 

 

Tuy nhiên có một số loại siro ho mà thành phần của nó có chất gây buồn ngủ, khi dùng siro này không nên làm việc hoặc lái xe. Nếu bạn bị ho về đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ có thể dùng siro chứa thuốc giảm đau, kháng histamin... Trong bất cứ trường hợp nào dùng thuốc bạn cần phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ, kể cả dùng thuốc ho.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Theo TS Linder, khi bị ho, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể rất quan trọng vì khi đó cổ họng của bạn đang bị kích thích hoặc viêm, uống đủ nước sẽ giúp màng nhầy trong cổ họng ẩm, bị loãng ra giúp chống lại vi khuẩn và các chất kích thích gây dị ứng làm người bệnh lên cơn ho. Nếu cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ chống chọi tốt hơn với chứng đau họng hoặc ho.

 

Cung cấp nước cho cơ thể không nhất thiết là chỉ cần nước, bạn có thể uống nước trái cây hoặc nước canh gà cũng rất tốt.

Trà

Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi vì uống nước? Một ấm trà thảo dược có thể là giải pháp làm dịu cơn đau họng. Bên cạnh tác dụng làm dịu đường họng, trà có chứa chất chống oxy hóa làm tăng khả năng miễn dịch và giúp cơ thể phòng tránh các bệnh nhiễm trùng trong đó có cả viêm họng.

Đối với người bệnh bị đau họng nhiều, có thể bổ sung thêm một muỗng cà phê mật ong vào trà. Mật ong vừa có tính kháng khuẩn vừa giúp trà dễ hấp thu, giúp người bệnh khỏi đau họng nhanh hơn.

Súp gà

Một trong những “phương thuốc” truyền thống lâu đời chữa bệnh cảm lạnh là món súp gà bởi nó có thể làm dịu cổ họng bị đau. "Các natri trong nước dùng gà có đặc tính kháng viêm, nên nó làm giảm chứng đau" Tiến sĩ Linder cho biết.

 

Bên cạnh đó, súp gà còn có lợi ích tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh. Mặc dù khi bị đau họng, người bệnh sẽ rất khó ăn, nên chia nhỏ và nấu nhừ cho người bệnh bởi đây là món ăn bồi phụ sức khỏe rất tốt và có thể giúp cơ thể chống được các bệnh nhiễm trùng.

Kẹo dẻo (Marshmallows)

Đây là một loại kẹo dẻo phổ biến ở các nước phương tây, làm từ  nhựa từ cây marshmallow. Người ta thường dùng kẹo để ăn hoặc pha trà để điều trị ho, cảm lạnh và viêm họng.

Nếu cổ họng bị sưng, đau, những viên kẹo ngọt, trơn hay lớn gelatin của kẹo sẽ giúp bạn làm giảm đau họng.

Nghỉ ngơi

Tiến sĩ Linder cho rằng, nghỉ ngơi không phải là biện pháp nhanh nhất để giảm đau họng nhưng đây là biện pháp tốt để chống lại bệnh nhiễm trùng, nguyên nhân gây ra cơn đau họng cho bạn.

Ông Linder cho rằng: "Phần lớn các bệnh viêm họng là do virus cảm lạnh”, chúng ta ít nhận ra đã mắc bệnh  đến khi bệnh thực sự phát ra. Cách duy nhất phần lớn con người có thể làm là hãy nghỉ ngơi khi mắc bệnh, bởi đây là cách tốt nhất để chống lại virus nhanh hồi phục nhất.

Thuốc kháng sinh

Hầu hết các bệnh viêm họng đều tự khỏi và đa phần không phải dùng kháng sinh. Người ta đã thống kê được rằng có khoảng 10% các bệnh có triệu chứng đau họng phải dùng kháng sinh, đó là khi đau họng do cơ thể nhiễm trùng bởi vi khuẩn nào đó như vi khuẩn Streptococcus pyogenes. Nếu viêm họng được xác định do virus , thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Trong trường hợp nếu viêm họng có kết hợp sốt, ho, khó thở bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng mới khỏi bệnh.

Nguyễn Mai Hoàng - Theo Sức khỏe & Đời sống/Health
Bình luận
Tin mới
  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

Xem thêm