Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị hẹp van hai lá

Tối ưu hóa điều trị hẹp van 2 lá không phải là điều đơn giản. Chìa khóa để điều trị hẹp van 2 lá là đưa ra quyết định đúng đắn về việc thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, điều quan trọng là có những bước phù hợp để dự phòng huyết khối hình thành trong buồng tim.

Điều trị hẹp van hai lá

Điều trị hẹp van 2 lá- thời gian là tất cả

Với hẹp van hai lá, van hai lá (lá van nằm giữa 2 buồng tim trái) trở nên dày và bất động, không mở hoàn toàn và làm chậm dòng máu.

Do hẹp van hai lá về cơ bản là vấn đề về cơ học, giải pháp cuối cùng là phẫu thuật, can thiệp phẫu thuật để giải phóng chỗ tắc.

Chính vì thế nếu bạn bị hẹp van hai lá, câu hỏi quan trọng nhất là quyết định có phẫu thuật hay không và khi nào phẫu thuật.

Thời gian phẫu thuật van hai lá là rất quan trọng. Hẹp van hai lá thường tiến triển rất chậm, và những người mắc rối loạn van tim này có thể hoàn toàn không có triệu chứng trong nhiều năm. Trong khi bạn muốn thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa sớm để tránh tiến triển triệuchứng tim, thì phẫu thuật quá sớm cũng tạo ra nguy cơ không cần thiết.

Mặt khác, chờ đợi quá lâu để phẫu thuật có thể dẫn đến tổn thương tim không phục hồi, chính vì thế phẫu thuật van hai lá không còn hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến sai sót chết người- chính vì thế thời gian là tất cả.

Quyết định thời gian phù hợp để phẫu thuật van hai lá phụ thuộc vào triệu chứng, cũng như đo lường khách quan mức độ mở của van và áp lực trong động mạch phổi.

Những đo lường này sẽ tập trung vào bất kì triệu chứng có thể tiến triển -đặc biệt là khó thở, mệt mỏi và thay đổi trong khả năng gắng sức. Bác sĩ sẽ giúp bạn đo lường việc này bằng cách hỏi những câu hỏi đúng.

Ví dụ: Bạn có thể bước bao nhiêu bậc cầu thang trước khi thấy khó thở? Thời gian bạn đi hết một tầng? Bạn có ho khi gắng sức?

Quyết định thời gian phù hợp với bạn

Với những sự cân nhắc này, hãy nhìn và những quy tắc chung để quyết định khi nào phẫu thuật,

Nếu bạn không có triệu chứng và hẹp hai lá là nhẹ, thì bạn và bác sỹ nên quyết định về tần suất lượng giá nhắc lại là bao lâu một lần. Phụ thuộc vào tình trạng của bạn, siêu âm tim được thực hiện mỗi năm hoặc 2-3 năm nếu cần thiết. Nếu bạn thấy khó thở hoặc mệt giữa các lần kiểm tra, hãy nói ngay với bác sĩ.

Nếu bạn có hẹp van nhẹ và triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn có siêu âm khi thực hiện bài tập- một bài kiểm tra áp lực khi siêu âm. Bài kiểm tra này cho phép bác sĩ ước tính áp lực động mạch phổi trong khi tập luyện,

Nếu bạn tăng áp động mạch phổi khi tập luyện, bac sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật.

Tuy nhiên, nói chung bệnh nhân hẹp van hai lá nhẹ thường sửa van hai lá chỉ khi họ là ứng viên của tách van hai lá bằng bóng qua da (PMBV), một thủ thuật sửa van hai lá không xâm lấn.

Nếu bạn bị hẹp van hai lá vừa hoặc nặng và cũng có triệu chứng, và áp lực động mạch phổi tăng cả khi nghỉ ngơi hoặc tập luyện, bạn nên phẫu thuật. Trong trường hợp này, bạn sẽ được chỉ dẫn PMBV nếu thủ thuật có thể thực hiện được. Nếu không, bạn sẽ được thực hiện phẫu thuật khác-một phẫu thuật mở để sửa hoặc thay thế van.

Nếu bạn bị hẹp van hai lá và triệu chứng rõ rệt, vấn đề không phải là mức độ bệnh nghiêm trọng để phẫu thuật, mà sự tiến triển sau thời điểm phẫu thuật có được cải thiện không. Đưa ra quyết định thường khá khó khăn, và nó thường bao gồm đặt catheter toàn bộ và hội chẩn tim mạch nội và ngoại.

Nếu thời gian để phẫu thuật là phù hợp, bạn và bác sĩ sẽ cần thảo luận để quyết định loại phẫu thuật phù hợp với tình trạng của bạn.

Thuốc hỗ trợ hẹp van hai lá

Điều trị chuẩn cho hẹp hai lá yêu cầu giải phóng chỗ hẹp, nhưng thuốc điều trị cũng đem lại một số lợi ích.

Thuốc lợi tiểu (viên uống) có thể giảm khó thở hoặc ứ trệ tuần hoàn. Sử dụng thuốc chống sốt thấp khớp rất quan trọng, đặc biệt ở bệnh nhân trẻ tuổi, nếu hẹp hai lá là do thấp tim.

Nói chung, sử dụng thuốc để tránh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn  không còn được khuyến cáo với hẹp hai lá.

Do rung nhĩ thường gây ra những triệu chứng nặng hơn ở bệnh nhân bị hẹp hai lá so với những bệnh nhân khác, nên điều trị tích cực để kiểm soát loạn nhịp là biện pháp thường được sử dụng.

Dự phòng huyết khối

Những người bị hẹp van hai lá thường có nguy cơ hình thành huyết khối tắc mạch cao hơn (cục máu đông trong lòng mạch hoặc tim có thể vỡ và gây hủy hoại mô như đột quỵ). Trong hẹp van hai lá, cục máu đông thường hình thành trong tâm nhĩ trái. Nguy cơ huyết khối tắc mạch tăng lên đáng kể nếu có rung nhĩ.

Vì lí do này thuốc chống đông Coumadin được khuyến cáo ở bệnh nhân hẹp van hai lá có bất kì những triệu chứng nào sau đây:

  • Tiền sử tắc mạch huyết khối như đột quỵ
  • Huyết khối nhĩ trái (có thể được phát hiện bằng siêu âm tim)
  • Rung nhĩ
  • Theo một số chuyên gia, giãn nhĩ trái

Kết luận

Hẹp van hai lá là tình trạng tim mạch mà kiểm soát hiệu quả yêu cầu sự phối hợp giũa bạn và bác sĩ. Tuy nhiên với sự chăm sóc y khoa và phẫu thuật tốt, nhưng người hẹp van hai lá có thể mong đợi kết quả tốt.

Thông tin thêm trong bài viết: Sa van hai lá ở tim

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm