Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 động tác giãn cơ giúp cải thiện khả năng thăng bằng

Bốn động tác này sẽ giúp giãn lỏng cơ và căn chỉnh khớp, giúp bạn giữ thăng bằng và tránh té ngã ở những hoạt động khác. Thực hiện giãn mỗi lần ít nhất 30 giây mỗi bên và cố gắng 3 lần một tuần

4 động tác giãn cơ giúp cải thiện khả năng thăng bằng

Tư thế giãn bắp chân đứng

Nếu bắp chân của bạn chắc và cứng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhấn giữ bàn chân xuống mặt đất trong khi thực hiện động tác ngồi xổm (squat), đưa chân ra trước (lunge) hoặc các hoạt động hàng ngày khác, khiến bạn dễ mất thăng bằng. Đọng tác kéo dãn cơ này sẽ giúp đầu gối về đúng vị trí – rất quan trọng đối với dáng đi và giữ thăng bằng.

Cách thực hiện: đứng thẳng lưng. Đưa một chân ra sau và gập chân trước, đặt tay lên đầu gối để giữ thăng bằng. Chắc chắn rằng gót chân phía sau chạm đất và thân giữ nguyên vuông góc với hướng phía trước, vai giữ ngay phía trên hông. Nếu bạn thấy gót chân sau nhấc lên, bước chân sau lại gần hơn một chút. Nếu bạn muốn giãn sâu, di chuyển chân ra xa phía sau. Sau đó đổi bên.

Tư thế giãn hông

Hông cứng có thể dẫn đến đau thắt lưng và đau hông và hạn chế phạm vi chuyển động. Giữ những cơ phần này giãn lỏng sẽ giúp ổn định xương chậu khi đi bộ và ngăn ngừa vấp ngã.

Cách thực hiệnNgay sau khi giãn bắp chân, cẩn thận đưa đầu gối phía sau đặt lên mặt sàn, hông hướng về trước và giữ cột sống thẳng. Giữ cơ bụng hóp vào, cơ lưng sẽ không bị kéo giãn quá đà, đặt tay lên đầu gối chân trước. Giữ đầu gối thẳng phía trên mắt cá chân. Giữ tại đây và lặp lại bên kia.  

Tư thế giãn cơ đùi sau

Giữ những cơ này linh hoạt giúp bạn đứng vững và bước đi chắc chắn. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cải thiện tuần hoàn, giúp bạn tỉnh táo và phản xạ nhanh hơn – chìa khóa tránh té ngã.

Cách thực hiệnNằm ngửa với một chân duỗi trên sàn và chân kia hướng lên trần nhà. 2 tay nắm lấy phía sau chân nhấc lên và bắt đầu nhẹ nhàng kéo chân về gần thân. Bàn chân càng gập vuông góc thì giãn càng sâu.  Nếu bạn cảm thấy căng và không thoải mái, hơi gập chân đang nhấc hoặc hướng mũi chân về trần nhà. Đảm bảo cơ cổ thoải mái và xương sống nhấn xuống sàn. Đổi chân bên kia.

Tư thế giãn cơ đùi trước

Giãn cơ đùi trước giúp tránh chấn thương đầu gối và thắt lưng, giúp duy trì phạm vi cử động và cải thiện độ dẻo dai chân và hông. Động tác này cũng thử thách khả năng giữ thăng bằng của bạn. Nếu cần, bạn có thể bám vào tường hoặc một mặt phẳng nào đó để thực hiện động tác này dễ dàng hơn.

Cách thực hiện: đứng chân rộng bằng hông, cẩn thận co một bên đầu gối và cố đá bàn chân về mông bằng chân đó. Tay cùng bên với lấy bàn chân và giữ, nhắm mắt nếu có thể. Đổi bên và lặp lại.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lợi ích của yoga đã được khoa học chứng minh

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm