Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xem xong video này, bạn sẽ thấy hệ miễn dịch của chúng ta vi diệu tới mức nào

Hệ miễn dịch luôn luôn vận động để giúp chúng ta chống chọi lại những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường. Nếu chẳng may bị một vết thương nhỏ và nhiễm trùng, cơ thể ta sẽ phản ứng lại như thế nào?

Xem xong video này, bạn sẽ thấy hệ miễn dịch của chúng ta vi diệu tới mức nào

Khi hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch bị phá vỡ - làn da - vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt. Chúng tha hồ kiếm ăn bên trong cơ thể ta và sinh sản vô tính bằng cách nhân đôi tế bào mỗi 20 phút.

Ban đầu, lũ vi khuẩn này sẽ tự do bay nhảy một cách âm thầm khiến người bệnh khó mà phát hiện ra. Nhưng khi đã đạt tới quân số nhất định, chúng bắt đầu trở nên hung dữ hơn: thay đổi môi trường sống trong cơ thể.

Lúc này, đại thực bào với khả năng kháng 100 con vi khuẩn/lần sẽ ra tay đầu tiên. Đại thực bào tiêu diệt vi khuẩn bằng cách nhốt chúng vào bên trong lớp màng rồi tiết ra dịch enzyme phân hủy. Quá trình này sẽ cần sử dụng tới nước để diễn ra thuận lợi hơn. Đại thực bào sẽ rút nước từ các mạch máu, vì vậy lúc này vết thương ngoài da sẽ có biểu hiện hơi sưng.

Vết thương ở tay.

Khi không thể đơn thân chống lại vi khuẩn, đại thực bào giải phóng protein để truyền thông tin về vị trí và tình hình hiện tại. Lúc này, bạch cầu trung tính trú ở trong máu sẽ nhận được thông tin này và tham gia vào quá trình miễn dịch.

Bạch cầu trung tính có sức mạnh lớn hơn gấp nhiều lần đại thực bào, cũng chính vì thế mà khi tham gia vào quá trình miễn dịch, chúng tiêu diệt luôn cả tế bào khỏe mạnh. Để đảm bảo các tế bào khỏe mạnh không bị tiêu diệt hết, những bạch cầu trung tính này có cơ chế tự phân hủy sau 5 ngày.

Nếu những nỗ lực của cả hai vẫn chưa đủ đáp ứng, bộ não chính của hệ thống miễn dịch - tế bào tua - sẽ tiếp tục phần công việc.

Khi tế bào tua được kích hoạt, chúng lấy mẫu của một phần thực thể từ vi khuẩn. Những thực thể này được chia nhỏ ra và gắn vào lớp màng ngoài của tế bào tua. Lympho T - một loại tế bào của cơ có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh - sẽ phản ứng với những thực thể này.

Nhóm lympho T thứ nhất được tạo ra sau quá trình phản ứng sẽ biệt hóa thành "tế bào nhớ" và ở lại hạch bạch cầu để đề phòng sử dụng khi bệnh tái phát trong tương lai. Nhóm còn lại tiếp tục di chuyển đến trung tâm hạch bạch cầu để phản ứng với Lympho B - một loại tế bào của cơ thể chuyên sản xuất kháng thể.

Sau khi phản ứng với lympho T, các thế bào lympho B bắt đầu sản sinh ra hàng triệu kháng thể chỉ sau vài phút. Những kháng thể này sẽ được vận chuyển khắp cơ thể qua đường máu.

Hàng tỉ kháng thể do Lympho B sản xuất lúc này đã tiếp cận được với vùng nhiễm khuẩn. Chúng bắt đầu thực hiện các diệt khuẩn, kháng khuẩn, ức chế hình thành khuẩn mới.

Sau quá trình này, vết thương của chúng ta sẽ không còn bị nhiễm trùng nữa và dần dần hồi phục theo tự nhiên.

Đây chỉ là góc nhìn đơn giản nhất về một phần công việc của hệ miễn dịch. Nếu có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn nữa, chắc chắn chúng ta sẽ bắt gặp được vô vàng khả năng vi diệu khác của tạo hóa.

Theo Trí Thức Trẻ
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm