Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

WHO khuyến cáo về viêm màng não mô cầu khuẩn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cập nhật một số thông tin nóng giúp mọi người phòng ngừa, chữa trị Viêm màng não mô cầu khuẩn (Meningococcal meningitis).

Viêm màng não mô cầu khuẩn (Meningococcal meningitis) là tình trạng nhiễm khuẩn nặng màng não (tổ chức bao phủ não và tuỷ sống) và nhiễm khuẩn huyết, phát triển mạnh vào mùa đông xuân tại các nước đang phát triển. Liên quan đến căn bệnh này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cập nhật một số thông tin nóng giúp mọi người phòng ngừa, chữa trị.

1. Viêm màng não mô cầu khuẩn là gì?

Viêm màng não mô cầu khuẩn (MM) là một dạng viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng nghiêm trọng màng não, gây tổn thương não, tỉ lệ tử vong khoảng 50% số ca mắc bệnh nếu không được điều trị. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiều loại vi khuẩn gây ra, trong số này có khuẩn Neisseria meningitidis (N.meningitidis). Có tới 12 nhóm huyết thanh của N. meningitidis được xác định là thủ phạm gây bệnh, 6 trong số này (A, B, C, W, X và Y) có thể phát sinh đại dịch.

Khuẩn Neisseria meningitidis, thủ phạm gây bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn

 
 

2. Lan truyền bệnh như thế nào?

Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn truyền từ người sang người qua những giọt tiết dịch hô hấp hoặc từ cổ họng phóng ra ngoài không khí. Tiếp xúc gần và dài kỳ như hôn, hắt hơi hoặc ho vào ai đó, hoặc sống gần người bệnh, dùng chung đồ ăn thức uống, hay đồ vật sinh hoạt với người mang bệnh dễ bị lây lan. Thời gian ủ bệnh trung bình 4 ngày, nhưng có thể dao động từ 2 - 10 ngày. Khuẩn N.meningitidis chỉ lây nhiễm ở người, động vật không chứa mầm bệnh. Các nhà khoa học tin rằng có từ 10% đến 20% dân số chung của thể giới mang vi khuẩn N. meningitidis trong cổ họng vào bất kỳ thời điểm trong cuộc đời. Tỉ lệ lan truyền bệnh có thể cao hơn vào các dịp dịch bệnh, khí hậu khắc nghiệt hoặc ăn uống, vệ sinh, phòng bệnh kém.

3. Triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến nhất của  bệnh MN là bị cứng cổ, sốt cao, nhạy cảm với ánh sáng, bối rối, đau đầu và nôn mửa. Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp cũng có tới 5% - 10% bệnh nhân bị tử vong, thường xảy ra trong vòng 24 - 48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Viêm màng não do vi khuẩn có thể gây tổn thương não, giảm thính lực hoặc gây khuyết tật học tập ở 10% đến 20% những người sống sót. Một dạng ít gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao trong nhóm bệnh MN là dạng nhiễm khuẩn huyết viêm màng não mô cầu (meningococcal septicaemia), đặc trưng bởi sự phát ban xuất huyết và trụy tuần hoàn nhanh chóng.

 

Bệnh nhân viêm màng não mô cầu khuẩn

4. Chẩn đoán

Chẩn đoán ban đầu bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn được thực hiện bằng khám lâm sàng tiếp theo là thủ thuật chọc dò tủy sống, cho thấy chất lỏng cột sống có mủ. Vi khuẩn đôi khi có thể tìm thấy qua xét nghiệm hiển vi dịch não tủy. Việc chẩn đoán được hỗ trợ hoặc xác nhận thêm bằng cách nuôi trồng vi khuẩn mẫu dịch não tủy hoặc máu, bằng xét nghiệm ngưng kết hoặc bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Việc xác định các nhóm huyết thanh và xét nghiệm tính nhạy cảm với kháng sinh được coi là quan trọng để đưa ra các giải phát tầm soát bệnh thích hợp.

5. Điều trị

Bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn có khả năng tử vong cao, nên phải xếp vào dạng ưu tiên cấp cứu. Cần cho nhập viện càng sớm càng tốt, và không nhất thiết phải cách ly ngay. Điều trị kháng sinh thích hợp phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, nhất là sau khi chọc tủy sống đã được thực hiện. Nếu điều trị được bắt đầu trước khi chọc tủy sống có thể rất khó nuôi trồng vi khuẩn trong dịch não tủy để chẩn đoán bệnh. Một loạt các loại thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị nhiễm trùng, như penicillin, ampicillin, chloramphenicol và ceftriaxone. Tại một số nước kinh tế khó khăn như vùng Cận Sahara châu Phi, khi có dịch phát triển thì nên ưu tiên dùng ceftriaxone.

Tiêm vắcxin là cách tốt nhất phòng bệnh viêm màng não mô cầu

6. Phòng ngừa

Hiện có 3 loại vắcxin ngừa bệnh viêm màng não mô cầu:

Vắcxin polysaccharide, vắcxin này đã có sẵn để ngăn chặn căn bệnh, đã và đang dùng trong hơn 30 năm nay, cho nhóm huyết thanh đôi A và C, nhóm huyết thanh ba A, C và W, hoặc nhóm huyết thanh 4 (nhóm A, C, Y và W).

Đối với nhóm huyết thanh týp B, vắcxin polysaccharide không thể phát triển được, bởi sự giống kháng nguyên với polysaccharide trong các mô thần kinh con người. Vắcxin đầu chống lại NmB, được chế từ sự kết hợp của 4 thành phần protein, chính thức được đưa vào sử dụng năm 2014.

Kể từ năm 1999, vắcxin liên hợp viêm màng não chống lại huyết thanh tuýp C đã có sẵn và được sử dụng rộng rãi. Tetravalent A, C, Y và vắcxin liên hợp W đã được cấp phép từ năm 2005 để sử dụng ở trẻ em và người lớn tại Mỹ, Canada, và Châu Âu.

7. Xu hướng bùng phát

Theo WHO, viêm màng não mô cầu khuẩn xuất hiện theo từng cụm nhỏ trên quy mô toàn cầu, biến động theo mùa. Gánh nặng lớn nhất của bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn hiện nay là vùng Cận Sahara châu Phi, nó được ví như vành đai viêm màng não, kéo dài từ phía tây Senegal đến  miền đông Ethiopia. Trong mùa khô từ tháng Sáu, gió bụi, đêm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp đã làm tổn thương niêm mạc mũi họng, tăng nguy cơ mắc bệnh MN. Sự bùng phát của vi khuẩn N. meningitidis còn do nghèo đói, dân số quá đông và vệ sinh yếu kém, nhất là trong mùa khô. Để hạn chế nguy cơ lan truyền bệnh, WHO  khuyến cáo các quốc gia nên tăng cường công tác phòng ngừa và ứng phó. Tiêm chủng cho nhóm người từ 1 - 29 tuổi bằng vắcxin liên hợp MENA được xem là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất hiện nay.

Theo WHO-2/2016
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm