Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm teo, dị sản ruột ở dạ dày: “Kẻ” trung gian dẫn đến ung thư dạ dày

Tại Việt Nam, ung thư dạ dày có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong đứng thứ 3 ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới. Trong đó, 80% được phát hiện ở giai đoạn muộn nên bệnh nhân có thời gian sống ngắn.

Tại Việt Nam, ung thư dạ dày có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong đứng thứ 3 ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới. Trong đó, 80% được phát hiện ở giai đoạn muộn nên bệnh nhân có thời gian sống ngắn. Một trong những lý do quan trọng để phát hiện sớm ung thư dạ dày là quản lý và theo dõi được những bệnh nhân có trạng thái “tiền ung thư”, đó là tình trạng viêm teo, dị sản.

Viêm teo và dị sản ruột ở niêm mạc dạ dày là hai trạng thái trung gian, gần tiến đến ung thư dạ dày.

Viêm teo, dị sản ruột ở dạ dày là gì?

Viêm teo dạ dày phát triển khi tế bào viền của dạ dày bị viêm kéo dài trong một vài năm. Như trên đã nói, viêm dạ dày chủ yếu do nhiễm khuẩn Hp. Vi khuẩn Hp làm thoái hóa lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid và dịch tiêu hóa, dần dần phá hủy các tế bào niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị. Trong một vài trường hợp, viêm teo dạ dày xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các tế bào khỏe mạnh của thành tế bào. Dạng bệnh lý này gọi là viêm teo dạ dày tự miễn, tuy nhiên thường xảy ra ở các nước phương Tây.

Dị sản ruột ở dạ dày là tình trạng tiếp theo của viêm teo, tiến gần sát hơn đến ung thư. Khi tế bào niêm mạc dạ dày bị teo nặng, không đủ khả năng tiết acid, làm cho môi trường pH trong dạ dày tăng lên, khi đó niêm mạc ruột sẽ phát triển không hoàn chỉnh ở dạ dày - gọi là dị sản ruột. Khi bệnh nhân có dị sản thì thường có viêm teo kèm theo.

 

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây viêm teo niêm mạc dạ dày.

Nguyên nhân gây ra viêm teo, dị sản ruột ở dạ dày

Viêm teo dạ dày thường gây ra bởi nhiễm vi khuẩn hp. Đường lây truyền chủ yếu là miệng - miệng hoặc phân - miệng. Miệng - miệng xảy ra khi người lớn nhá cơm cho trẻ, nhiều người ăn chung bát canh mà không dùng riêng đũa để gắp, chấm chung bát nước mắm, hôn nhau... Phân - miệng tức là khi ăn thực phẩm sống (rau, quả), nước uống... chưa rửa sạch, chưa khử trùng, có nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước, phân bón, đất... Ở Việt Nam, tình trạng trẻ em nhiễm vi khuẩn Hp khá phổ biến, quá trình nhiễm lâu dài sẽ làm cho tình trạng viêm của dạ dày trở thành mạn tính, rồi viêm teo, dị sản.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác như: uống rượu, trào ngược dịch mật, ăn đồ cay, nhiều muối... có tác dụng hóa học lên niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. Có những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ cùng tác động lên dạ dày đồng thời như nhiễm Hp, uống rượu bia và ăn nhiều cay.

Triệu chứng viêm teo, dị sản ruột ở dạ dày

Viêm teo dạ dày có triệu chứng tương tự viêm dạ dày nhiễm Hp. Rất nhiều trường hợp viêm teo dạ dày không được chẩn đoán bởi không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến của nhiễm khuẩn Hp bao gồm: đau dạ dày, nôn và buôn nôn, chán ăn, sút cân, loét dạ dày, thiếu máu thiếu sắt.

Bệnh viêm dạ dày tự miễn có thể làm thiếu hụt vitamin B12 và gây bệnh thiếu máu ác tính với các triệu chứng như: suy yếu; thiếu minh mẫn; chóng mặt; đau ngực; đánh trống ngực; ù tai; thiếu vitamin B12 còn gây ra tổn thương thần kinh, dẫn tới tê chân tay, ngứa ran; đi lại không vững; rối loạn thần kinh...

Có nhiều phương pháp chẩn đoán viêm teo, dị sản ruột ở dạ dày. Nội soi để đánh giá tình trạng niêm mạc, làm xét nghiệm vi khuẩn Hp và sinh thiết làm xét nghiệm tế bào. Xét nghiệm máu thấy thiếu hụt pepsinogen - loại protein được sản xuất từ tế bào dạ dày; tăng nồng độ gastrin - một hormon kích thích tiết acid dạ dày; giảm nồng độ vitamin B12...

Loại trừ vi khuẩn Hp là mục tiêu phòng ngừa ung thư dạ dày.

Cách phòng ngừa viêm teo, dị sản ruột dạ dày

Viêm teo dạ dày do Hp có thể điều trị để hồi phục niêm mạc dạ dày. Khi có các triệu chứng nêu trên bệnh nhân nên khám nội soi dạ dày để tìm nguyên nhân hoặc khi đã có chẩn đoán viêm teo thì phải tuân thủ điều trị và hướng dẫn theo dõi của bác sĩ. Cũng cần lưu ý là tỉ lệ tái nhiễm ở Việt Nam khá cao, khoảng 20% trong khi đó ở các nước phát triển tái nhiễm chỉ 2%.

Khi niêm mạc chuyển sang trạng thái dị sản ruột thì không còn cơ hội hồi phục được nữa. Do vậy, bệnh nhân có dị sản ruột cần phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm tổn thương ung thư. Thông thường, những bệnh nhân này nên đi nội soi kiểm tra 6 tháng đến 1 năm/lần.

Để phòng chống nhiễm khuẩn Hp, bạn có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh trong ăn uống, không nhá cơm cho trẻ ăn, rửa tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi, vệ sinh nguồn nước, giáo dục trẻ em về các biện pháp phòng bệnh. Hạn chế uống rượu bia, ăn mặn và ăn cay để phòng tránh viêm dạ dày mạn tính.

Sơ đồ Correa cho ta thấy diễn biến rất rõ của ung thư dạ dày do yếu tố môi trường tác động, trong đó thể hiện rõ nhất vai trò của vi khuẩn Hp. Theo sơ đồ này, để xuất hiện tổn thương ung thư dạ dày thì niêm mạc dạ dày phải trải qua quá trình tác động lâu dài, diễn biến theo từng bước, từ viêm mạn tính đến viêm teo, dị sản, loạn sản, rồi đến ung thư.

Vì vậy, bệnh nhân có tình trạng viêm teo dạ dày hoặc dị sản ruột hoặc cả hai thì nên nội soi dạ dày định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ nhằm dự phòng ung thư và phát hiện sớm tổn thương ung thư.
Một nghiên cứu của Hàn Quốc (Kim N, 2008) theo dõi trong 10 năm cho thấy, bệnh nhân có dị sản ruột ở dạ dày có tỉ lệ phát triển thành ung thư dạ dày cao gấp gần 11 lần so với bệnh nhân không có dị sản. Ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu gây viêm teo, dị sản và ung thư dạ dày là vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Các nguyên nhân khác có vai trò ít hơn như hút thuốc lá, uống rượu, ăn đồ cay, trào ngược dịch mật,...
BS. Phạm Thị Vân Ngọc - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm