Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng là loại viêm khớp xảy ra khi các tác nhân nhiễm trùng tấn công cơ thể của bạn.

Thông thường, nhiễm trùng lây qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng đường ruột có thể gây viêm khớp phản ứng. Viêm khớp thường không phát triển cho đến sau khi nhiễm trùng đã được điều trị thành công.

Những người bị viêm khớp phản ứng thường xuất hiện triệu chứng ở các khớp lớn của chi dưới. Một loại của bệnh được biết đến là hội chứng Reiter có ảnh hưởng đến mắt (viêm kết mạc) và đường tiết niệu (viêm niệu đạo).

Đây không phải là một bệnh quá phổ biến. Theo Viện Cơ xương khớp, viêm khớp và các bệnh về da Hoa Kỳ (NIAMS), nam giới bị viêm khớp phản ứng nhiều hơn ở nữ. Độ tuổi khởi phát trung bình là khoảng 30. Đau khớp ở nam cũng nặng hơn nữ.

Nguyên nhân

Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đường ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm khớp phản ứng. Vi khuẩn thường gặp liên quan đến viêm khớp phản ứng là Chlamydia, thường lây qua đường tình dục.

Vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn cũng có thể dẫn đến các triệu chứng của viêm khớp phản ứng, ví dụ như Shigella và Salmonella.

Gen cũng là một yếu tố khiến bạn có thể bị viêm khớp phản ứng. Theo NIAMS, người mang gen HLA B27 có nhiều khả năng bị viêm khớp phản ứng. Tuy nhiên, không phải bất kì ai có gen HLA B27 đều sẽ phát triển bệnh này nếu họ bị nhiễm trùng.

Triệu chứng

Có 3 nhóm triệu chứng rõ rệt liên quan đến viêm khớp phản ứng.

Cơ xương khớp

Những triệu chứng về cơ xương khớp bao gồm đau và sưng khớp. Viêm khớp phản ứng thường ảnh hưởng đến khớp gối, khớp cổ chân và khớp cùng chậu. Bạn cũng có thể bị đau khớp, cứng khớp và sưng ở các ngón tay, lưng, mông hoặc gót chân (khu vực gân Achille).

Đường tiết niệu

Viêm niệu đạo có thể gây ra những triệu chứng của đường tiết niệu. Niệu đọa là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Bạn có thể xuất hiện đau hoặc cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, thường xuyên bị tiểu gấp.

Ở nam giới, viêm tiền liệt tuyến là một phần của viêm khớp phản ứng. Và ở nữ là viêm cổ tử cung.

Da và mắt

Viêm mắt là một trong những triệu chứng chính của viêm khớp phản ứng. Viêm khớp phản ứng cũng có thể liên quan đến da và miệng. Viêm kết mạc gây đau, ngứa và tiết nhiều rỉ mắt là một dạng của bệnh.

Loét miệng và ban ở da ít gặp hơn. Tuy nhiên, chúng có thể đi kèm theo các triệu chứng khác của viêm khớp phản ứng.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể hỏi tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và cho bạn làm một số xét nghiệm để kiểm tra nhiễm trùng hoặc viêm. Xét nghiệm máu cũng có thể xác định nếu bạn mang gen HLA B27 làm tăng nguy cơ viêm khớp phản ứng.

Bác sĩ có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm để đánh giá bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm Chlamydia. Bác sĩ sẽ lấy dịch niệu đạo ở nam cũng như thăm khám vùng chậu và lấy dịch cổ tử cung ở nữ. Họ cũng có thể chọc dịch khớp và làm xét nghiệm.

Điều trị

Điều trị viêm khớp phản ứng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng nguyên nhân và có thể sử dụng thêm các thuốc điều trị viêm kết mạc, loét miệng hoặc ban ở da nếu cần thiết.

Thuốc

Mục đích của điều trị ngoài xử lí bệnh lí nguyên nhân còn bao gồm giảm đau và kiểm soát các triệu chứng. Thuốc kháng viêm phi steroid (NSAIDs) ví dụ như ibuprofen và naproxen giúp giảm đau và giảm viêm.

Bác sĩ có thể sử dụng các thuốc giảm viêm mạnh hơn nếu các thuốc không kê đơn không có hiệu quả. Corticosteroid là một loại thuốc nhân tạo, có tác dụng tương tự như cortisol – một loại hóc-môn được cơ thể sản xuất tự nhiên. Thuốc hoạt động chống lại các tế bào bạch cầu và các chất gây viêm khác do cơ thể sản xuất ra.

Bạn có thể sử dụng corticosteroid đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào thuốc bị ảnh hưởng. Đôi khi chúng không hoạt động thì những thuốc ức chế miễn dịch có thể cần thiết.

Luyện tập

Kết hợp tập luyện vào lịch trình thường ngày của bạn có thể giúp tăng cường sức mạnh của khớp. Tập luyện giữ cho khớp được linh hoạt và duy trì biên độ hoạt động. Biên độ hoạt động là mức độ uốn cong và co duỗi khớp của bạn.

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu đau khớp và cứng khớp làm hạn chế biên độ hoạt động của bạn. Họ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia vật lí trị liệu. Vật lí trị liệu là một quá trình điều trị từ từ, nhằm lấy lại biên độ hoạt động bình thường của khớp mà không gây đau.

Tiên lượng

Tiên lượng của những bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng là khả quan. Hầu hết họ đều bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, thời gian bình phục có thể cần vài tháng đến hàng năm tùy từng trường hợp. Theo NIAMS, khoảng 15-50% những người bị viêm khớp phản ứng bị tái phát các triệu chứng sau điều trị ban đầu.

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm