Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm kết mạc ở trẻ: Phát hiện và chữa thế nào?

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ. Ðây lại là nhóm bệnh về mắt phổ biến nhất nên rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ và thầy cô giáo.

Bệnh thường gặp vào mùa xuân do thời tiết ấm và ẩm rất thuận lợi cho vi khuẩn, virut phát triển và có nhiều phấn hoa.

Các thể VKM ở trẻ nhỏ

Viêm kết mạc (VKM) là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc, đây là lớp màng trong suốt bao bọc quanh củng mạc và bên trong mí mắt, lớp màng này tiết ra chất nhờn để bôi trơn bề mặt của mắt. Khi kết mạc bị viêm, mắt sẽ bị đỏ, chảy nhiều nước mắt và ngứa. Hầu hết bệnh xảy ra ở một mắt trước rồi mới lây sang mắt bên kia.

Có 3 thể viêm kết mạc: Một là, VKM nhiễm khuẩn, do virut hay vi khuẩn gây ra. Trong đó VKM do virut là phổ biến nhất, thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn tai. VKM do vi khuẩn ít gặp hơn, bệnh gây tiết dịch màu trắng giống như mủ, mắt đỏ rõ hơn. 

Hai là, VKM kích ứng: xảy ra khi trẻ bị một chất kích ứng, chẳng hạn chất clo trong nước máy hay bị lông mi, bụi hoặc côn trùng bay vào mắt gây đỏ mắt.

Ba là,VKM dị ứng:  khi có sự tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi hữu cơ khiến hệ miễn dịch của trẻ phản ứng bất thường.

Bệnh VKM thường gặp ở những trẻ hơn 3 tháng tuổi, vì từ độ tuổi này trẻ thường dụi tay vào mắt và miệng nhiều hơn, do đó dễ dàng làm bệnh dễ lây lan. Khi đến lứa tuổi mẫu giáo, bệnh lại càng phổ biến hơn do sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ trong lớp học.

Vi khuẩn có thể lây lan từ mũi, miệng, họng và dịch tiết từ mắt do tiếp xúc trực tiếp. Mặt khác vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm vào khăn mặt, từ đây lây nhiễm vào mắt nếu trẻ tiếp xúc với khăn mặt và khăn tay đã bị nhiễm khuẩn. Bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ thường có thể bị nhầm với bệnh “dính mắt”, một căn bệnh phổ biến ở những trẻ mới sinh do tuyến lệ đang phát triển và bị tắc, ở bệnh này trẻ hay bị chảy nước mắt.

Do mắt không bị viêm nên việc dùng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn là không cần thiết. Bệnh tắc ống lệ đạo thường tự khỏi sau khi trẻ trên 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ mới sinh bị sưng mắt, đỏ mắt hay chảy ghèn, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám ở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng.

Cấu trúc của adenovirus gây viêm kết mạc.

Phát hiện trẻ bị VKM

Cha mẹ, người bảo mẫu hay thầy cô giáo có thể phát hiện bệnh VKM ở trẻ nhỏ nhờ các triệu chứng như: trẻ có triệu chứng khô mắt, tròng trắng mắt bị đỏ, tiết dịch giống như mủ, khi đó tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, hoặc chảy nước nhiều do tác nhân gây bệnh là virut hay dị ứng. Trẻ hay dụi mắt do ngứa và sưng trên mí mắt, sau một đêm ngủ dậy, mắt trẻ có một lớp vảy cứng đóng lại.

Tuy bệnh VKM không gây đau mắt nghiêm trọng, không dẫn đến mất thị giác hay nhạy cảm với ánh sáng, nhưng khi con bạn có bất cứ triệu chứng nào trong các triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bệnh.

Kỹ năng chăm sóc trẻ bị VKM

Khi bạn nghi con mình bị VKM, cách tốt nhất là hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và chỉ định có dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt hay không. Nếu là VKM do vi khuẩn thì bác sĩ có thể kê đơn với thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Trường hợp VKM do dị ứng thì con bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt và sirô kháng histamin để điều trị.

Bệnh VKM do virut có thể tự khỏi, thường là sau 3 - 4 ngày mà không cần dùng thuốc, nhưng thay vào đó, bạn cần cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng tốt với bệnh.

Có thể dùng khăn bông riêng, thấm nước đun sôi để hơi ấm tay lau mắt cho con một cách nhẹ nhàng mỗi khi thấy trẻ ngứa ngáy hay khó chịu vì dịch tiết ở mắt. Để tránh làm lây lan bệnh hoặc tái nhiễm khuẩn, hãy thường xuyên rửa tay cho bé và cho bạn, đặc biệt là sau khi lau chùi vùng mắt bị nhiễm khuẩn. Không nên dùng chung khăn tắm, khăn lau mặt, lọ thuốc nhỏ mắt.

ThS. Bùi Hữu Thịnh - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

Xem thêm