Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao sẹo lồi khó trị?

Bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự của các mô sợi trong lớp bì. Điều này khiến việc đưa làn da trở về trạng thái bình thường không dễ dàng.

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bất kỳ vết thương nào trên da đều trải qua tiến trình lành vết thương để tạo thành sẹo. Vết thương sẽ bắt đầu co lại vào ngày thứ 5 và đạt được sẹo ổn định vào ngày thứ 21 sau khi bị thương.

Thế nào gọi là sẹo lồi?

Sẹo bình thường có hình dạng và kích thước tương ứng với hình dạng và kích thước của vết thương, không bị lồi hoặc lõm hơn so với bề mặt da, không đỏ, không đau. Nó cũng có màu sắc tương đối giống với màu của da lành vùng xung quanh sẹo.

Sẹo phì đại là những vết sẹo nhô lên khỏi bề mặt da, màu đỏ hồng, có kích thước và hình dạng tương ứng với vết thương. Tuy nhiên, với sẹo phì đại, chúng ta không cần điều trị cũng có thể tự trở thành sẹo bình thường sau 6-12 tháng.

Sẹo lồi nhôi lên khỏi bề mặt da sau khi bị thương khoảng vài tháng. Ảnh: Shutterstock.

Sẹo lồi khởi đầu trong vài tháng đầu sau khi bị thương. Đây là một khối đỏ hồng, kích thước thay đổi tùy thuộc tổn thương da lúc đầu, có giới hạn rõ, bề mặt căng bóng thấy được các mạch máu dãn bên dưới, mật độ hơi cứng như khối cao su.

Trong năm đầu sau tổn thương, khối này sẽ phát triển quá mức nhưng lành tính, lan rộng và ra xa khỏi vị trí của vết thương ban đầu, có hình dạng không đều, bề mặt nhẵn bóng, sậm màu và cứng hơn so với da lành vùng xung quanh sẹo. Tổn thương sẹo lồi hường có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so với phần gốc.

Bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự của các mô sợi trong lớp bì. Sẹo lồi thường không gây cảm giác khó chịu ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số sẹo lồi có thể gây ngứa, hơi đau hoặc cảm giác căng cứng.

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi?

Theo tiến sĩ Thanh, sẹo lồi thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương. Tổn thương có thể gây ra sẹo lồi là chấn thương, rách da do tai nạn, vết cắt do phẫu thuật hay bỏng da. Bên cạnh đó, một số bệnh da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da..., cũng có thể để lại sẹo lồi.

Sẹo lồi hình thành ở người có cơ địa hoặc chăm sóc vết thương không kỹ. Ảnh: Shutterstock.

Tuy nhiên, không phải bất cứ vết thương da nào cũng hình thành sẹo lồi. Điều này chỉ có thể xảy ra khi tồn tại những yếu tố nguy cơ như người có cơ địa sẹo lồi (tức những người đã có sẹo lồi trước đó), vết thương căng quá hoặc chùng quá, tồn tại vật lạ trong da.

Vùng da thường dễ bị sẹo lồi là trước xương ức, dái tai, vai, lưng, cổ, tay, chân. Sẹo lồi hiếm khi gặp ở mặt hay lòng bàn tay, bàn chân.

Điều trị sẹo lồi như thế nào?

Phòng ngừa sẹo lồi là cách tốt nhất để điều trị sẹo lồi. Do đó, tất cả tổn thương da đều phải được chăm sóc thích hợp để ngăn ngừa nhiễm trùng và điều trị ngay, đúng cách các bệnh da nếu có.

Khi gặp vết thương da, người bệnh cần chú ý chăm sóc và giữ vệ sinh thân thể nhằm giúp da tránh bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng. Bạn cũng cần tránh làm cho da bị quá căng, quá chùng trong thời gian chăm sóc vết thương. Người có cơ địa sẹo lồi không nên thực hiện những phẫu thuật thẫm mỹ không cần thiết.

Khi cần thiết thực hiện phẫu thuật thì nên rạch da theo đường nếp da (tức theo đường hình cung ngang) để có những vết sẹo tốt nhất không bị căng da.

Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ. Việc điều trị này rất nhạy cảm và đòi hỏi bác sĩ điều trị phải nhận định đúng đắn và ra quyết định thích hợp nhất.

Trị liệu có thể giúp cho sẹo lồi trở nên mềm và phẳng dần chứ không thể làm “mất” đi sẹo, tức là không thể giúp cho vùng da sẹo trở lại như da lành vùng xung quanh. Do đó, khi muốn giải quyết sẹo lồi, người bệnh nên đến khám và tham vấn ở các bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Các phương pháp điều trị có thể là:

- Tiêm Corticosteroid trong sẹo:

Đây là một trong những phương pháp điều trị chuẩn lâu dài. Tác dụng phụ teo da, giãn mạch tại chỗ tiêm hoặc rối loạn kinh nguyệt (với bệnh nhân nữ) có thể kéo dài 6 - 12 tháng sau.

Phương pháp này có thể được kết hợp với các liệu pháp khác như áp Ni-tơ lỏng hoặc dán Silicone gel để tăng thêm hiệu quả. Tiêm có thể cần được lặp lại vài lần cách nhau mỗi 1 - 2 tháng tùy theo diễn tiến của sẹo lồi và các tác dụng phụ có thể xảy ra cho bệnh nhân.

- Tiêm 5FU trong sẹo:

Chỉ dùng trong trường hợp sẹo lồi nhỏ, gọn. Tiêm thuốc này có thể khiến bệnh nhân rất đau. Phương pháp này cần được thực hiện trung bình 5 - 10 lần tiêm mới đạt hiệu quả. Đây là yếu tố giới hạn cho việc áp dụng điều trị.

- Áp hoặc phun Ni-tơ lỏng:

Bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc phương pháp áp hoặc phun mỗi lần cách nhau khoảng 3 tuần. Hơn 1/2 trường hợp sẹo lồi sẽ phẳng ra sau 8 - 10 lần điều trị.

- Dán tấm chứa Silicone dạng gel:

Phương pháp này mang lại hiệu quả trong những trường hợp sẹo lồi non ở trẻ em. Tuy nhiên, việc điều trị này cần thời gian lâu dài và liên tục từ 6 - 12 tháng. Do đó, bệnh nhân rất khó tuân thủ điều trị và có thể bị nhiễm trùng tại chỗ dán.

- Phương pháp khác:

Ngoài các phương pháp trên, người bệnh có thể thực hiện biện pháp cột, ép (với sẹo có cuống). Các phương pháp thoa Imiquimod 5%, mỡ Clobetasol, Tacrolimus, Kẽm mang lại hiệu quả hạn chế và đang cần được nghiên cứu nhiều hơn.

Khi sẹo quá lớn, bác sĩ có thể cắt bỏ sẹo phối hợp với tiêm Corticosteroid trong vết thương đang lành hoặc xạ trị. Một số biện pháp như Laser màu, Argon, CO2..., có thể áp dụng với sẹo lồi mới, nhưng phương pháp này gây tốn kém nhiều, hiệu quả không cao và còn đang trong vòng được nghiên cứu thêm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối nguy hiểm bạn không ngờ tới khi bị sẹo lồi.

Bích Huệ - Theo ZingNews
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm