Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vi rút HPV gây bệnh sùi mào gà và nhiều bệnh khác có phòng ngừa được không?

Khi nhiều đứa trẻ bị sùi mào gà gây xôn xao dư luận, virus HPV được cho là thủ phạm có thể gây ra bệnh này. Nhiều người lo lắng đặt câu hỏi, làm thế nào để biết mình nhiễm HPV, phòng HPV như thế nào?

Vi rút HPV gây bệnh sùi mào gà và nhiều bệnh khác có phòng ngừa được không?

Theo thông tin của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) Hoa Kỳ, Siêu vi papilon ở người (Human papillomavirus, hay HPV) gây ra các bệnh lây qua tình dục phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Có thể ngăn ngừa một số ảnh hưởng sức khỏe do HPV gây ra bằng thuốc chủng ngừa.

HPV là gì?

HPV là bệnh lây qua đường tình dục (Sexually transmitted infection, hay STI) phổ biến nhất. HPV là loại siêu vi khác với HIV và HSV (bệnh mụn giộp). HPV rất phổ biến đến nỗi gần như tất cả đàn ông và phụ nữ có quan hệ tình dục đều bị bệnh này tại một số thời điểm nào đó trong đời.

Có nhiều loại HPV khác nhau. Một số loại có thể gây những vấn đề sức khỏe bao gồm mụn sinh dục và ung thư. Nhưng có những loại thuốc chủng ngừa có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe mà mọi người lo ngại.

HPV lây lan như thế nào?

Một người có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bệnh. Bệnh thường lây lan trong quá trình quan hệ tình dục qua âm đạo hay hậu môn. HPV có thể bị lây lan khi người bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng gì.

Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị HPV, ngay cả khi quý vị chỉ ân ái với một người. Quý vị cũng có thể bị những triệu chứng nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh nên rất khó để biết quý vị bị nhiễm bệnh lần đầu vào lúc nào.

HPV có gây ra những vấn đề sức khỏe không?

Trong phần lớn trường hợp, HPV sẽ tự khỏi và không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Khi HPV không khỏi thì nó có thể gây những vấn đề sức khỏe như mụn rộp và ung thư.

Mụn rộp thường trong giống như cục u nhỏ hay một nhóm cục u ở vùng sinh dục. Những cục u này có thể nhỏ hay lớn, nhô lên hay dẹt, hoặc có hình dạng như bông cải. Người chăm sóc sức khỏe thông thường có thể chẩn đoán mụn rộp bằng cách khám vùng sinh dục.

HPV có gây ung thư không?

HPV có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung và những loại ung thư khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hay hậu môn. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan (gọi là ung thư miệng họng).

Bệnh ung thư thường xảy ra hàng năm, kể cả hàng chục năm, sau khi bị HPV. Các loại HPV có thể gây mụn rộp không giống như loại HPV có thể gây ung thư.

Không có cách nào để biết người nhiễm HPV nào sẽ bị ung thư hoặc những vấn đề sức khỏe khác. Người có hệ miễn dịch yếu có thể ít có khả năng khỏi bệnh HPV và có thể bị những vấn đề sức khỏe, bao gồm những người bị HIV/AIDS.

Làm thế nào tránh được HPV và những vấn đề sức khỏe mà bệnh này gây ra?

Quý vị có thể thực hiện một số điều để giảm nguy cơ bị nhiễm HPV.
Ði chích ngừa. Thuốc ngừa HPV rất an toàn và hữu hiệu. Thuốc ngừa có thể bảo vệ đàn ông và phụ nữ khỏi bệnh (bao gồm ung thư) do HPV gây ra khi chích cho những nhóm tuổi đề nghị (xin xem "Ai nên chích ngừa?" dưới đây). Thuốc chủng ngừa HPV được chích làm ba lần trong sáu tháng; điều quan trọng là phải chích cả ba mũi.

Khám dò tìm ung thư cổ tử cung. Khám dò tìm thường lệ đối với phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Quan hệ tình dục an toàn như:

• Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quý vị quan hệ tình dục. Ðiều này có thể giảm nguy cơ bị HPV. Nhưng HPV có thể lây nhiễm ở những chỗ không được bao cao su phủ lên do đó bao cao su không thể bảo vệ hoàn toàn khỏi HPV.

• Chỉ nên có quan hệ tương giao song phương-nghĩa là chỉ quan hệ tình dục với người chỉ quan hệ tình dục với quý vị.

Ai nên chích ngừa?

Mọi bé trai và bé gái từ 11 hay 12 tuổi đều nên chích ngừa.

Cần phải chích ngừa bù thêm đối với đàn ông đến 21 tuổi và phụ nữ đến 26 tuổi, nếu họ chưa chích ngừa khi còn nhỏ.

Cũng cần chích ngừa cho người đồng tính nam và lưỡng tính (hoặc bất cứ đàn ông nào có quan hệ tình dục với đàn ông) cho đến 26 tuổi. Cũng cần nên chích ngừa cho đàn ông và phụ nữ bị suy yếu miễn dịch (bao gồm người bị HIV/AIDS) cho đến 26 tuổi, nếu họ chưa được chích ngừa đầy đủ khi còn nhỏ.

Làm sao biết mình có bị HPV hay không?

Không có thử nghiệm nào để biết "tình trạng HPV" của người. Ngoài ra, không có thử nghiệm HPV nào được chấp thuận để tìm HPV ở miệng và họng.

Có thể sử dụng các xét nghiệm HPV để dò tìm ung thư cổ tử cung. Những thử nghiệm này được đề nghị chỉ để khám thăm dò ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Thử nghiệm này không được đề nghị để khám thăm dò cho đàn ông, hay phụ nữ dưới 30 tuổi.

Phần lớn những người bị HPV không biết họ bị bệnh này và chưa có những triệu chứng hay vấn đề sức khỏe nào từ đó. Một số người biết họ nhiễm HPV khi bị mụn sinh dục. Phụ nữ có thể biết được mình bị nhiễm HPV khi có kết quá thử Pap bất thường (trong quá trình khám thăm dò ung thư cổ tử cung). Những người khác chỉ thấy sau khi họ bị những vấn đề nghiêm trọng hơn từ HPV, như ung thư.

HPV phổ biến và những vấn đề do HPV gây ra phổ biến như thế nào?
HPV (siêu vi): Có khoảng 79 triệu người Mỹ hiện đang bị nhiễm HPV. Khoảng 14 triệu người mới bị nhiễm mỗi năm. HPV phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ có quan hệ tình dục sẽ bị ít nhất một loại HPV ở một vài thời điểm trong đời.

Những vấn đề sức khỏe có liên quan đến HPV gồm mụn sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Mụn sinh dục: Mỗi năm có khoảng 360,000 người tại Hoa Kỳ bị mụn sinh dục.

Ung thư cổ tử cung:  Có hơn 10,000 phụ nữ ở Hoa Kỳ bị ung thư cổ tử cung mỗi năm.

Có những loại bệnh trạng và ung thư khác do HPV gây ra ở những người sống tại Hoa Kỳ.

Hàng năm, có khoảng 21,000 người bị ung thư liên quan đến HPV có thể ngăn ngừa bằng cách chích ngừa HPV.

HPV có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu có thai và bị nhiễm HPV thì quý vị có thể bị mụn sinh dục hay những thay đổi tế bào bất thường trong tử cung. Có thể tìm thấy thay đổi tế bào bất thường khi khám thăm dò ung thư cổ tử cung thường lệ. Quý vị nên khám thăm dò ung thư cổ tử cung thường lệ ngay cả khi quý vị có thai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: HPV ở miệng những điều bạn cần biết

Khánh Ngọc - Theo Infonet
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm