Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Văn hóa và tác dụng của trà với sức khỏe

Trà là thức uống phổ biến trên thế giới, được dùng nhiều thứ 2 sau nước lọc. Việc sử dụng lá trà khô hãm làm đồ uống đã diễn ra hàng ngàn năm trước.

Văn hóa và tác dụng của trà với sức khỏe

Cây trà (Camellia sinensis), chi trà (Camellia) họ trà (Theaceae) là loại được sử dụng rộng rãi nhất trong 120 loài thuộc chi (Camellia). Ngày nay, cây trà được tìm thấy rộng rãi ở các vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam…

Nguồn gốc của việc uống trà

Cây trà có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc, bởi theo tài liệu cổ Trung Quốc thì nguồn gốc lịch sử của trà được gắn liền với những truyền thuyết huyền thoại. Một trong những truyền thuyết đó là sự việc Thần Nông (một vị Hoàng đế huyền thoại ở Trung Quốc) đã uống trà lần đầu tiên vào năm 2737 TCN. Khi những chiếc lá khô của bụi cây trà vô tình rơi xuống một nồi nước sôi, biến nước thành màu nâu nhạt và nó đã thành đồ uống giải khát. Vào thế kỷ thứ IX, các văn bản Trung Quốc liên tục đề cập đến trà và trong vài trăm năm sau đó trà đã trở thành đồ uống quốc dân. Trà được lan truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản vào thế kỷ XII bởi các nhà sư Phật giáo. Trà được những thương nhân người Bồ Đào Nha đưa đến châu Âu lần đầu tiên vào những năm 1600. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, việc sử dụng trà đã tiến triển vượt ra ngoài sự giải khát thông thường mà còn là một loại hình văn hóa nghệ thuật trà đạo.

Tác dụng của trà đối với sức khỏe

Người ta thường dùng lá non và búp trà để làm đồ uống. Từ lá trà có thể chế biến thành các loại trà: trà xanh (lá trà sấy khô), trà đen (trà lên men), trà ô long (trà lên men một phần), trà trắng (búp trà sấy khô). Các phương pháp chế biến trà khác nhau tạo ra các loại trà có thành phần hóa học khác nhau; do đó, hương vị và dược tính cũng khác nhau.

Trong đó, trà xanh được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền phương Đông trong nhiều thế kỷ. Trà từ lâu đã được đánh giá là chất giúp kích thích sự tỉnh táo (trà xanh có chứa caffeine và theophylline - những chất này có nhiều nhất trong trà đen, làm tăng hoạt động của sóng não alpha), thuốc giúp lợi tiểu, chất làm săn se để kiểm soát sự chảy máu giúp làm lành vết thương và là dược liệu dùng để cải thiện sức khỏe tim mạch. Có rất nhiều lợi ích về sức khỏe khi uống trà, mặc dù trà đen và trà xanh đều có nguồn gốc từ cây trà, nhưng hầu hết các nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học hiện nay đều nói đến trà xanh. Kết quả từ nghiên cứu trong ống nghiệm, trên động vật thực nghiệm và trên lâm sàng cho thấy, trà xanh có thể giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành, làm giảm cholesterol, điều hòa huyết áp và có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng cách điều hòa lượng đường trong máu. Trà xanh có hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa mạnh (chủ yếu là polyphenols) có thể làm giảm chứng viêm, chống lão hóa, thúc đẩy việc giảm cân, tăng miễn dịch, ức chế sự phát triển của nhiều loại ung thư. Những người thường xuyên uống trà xanh có thể có tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư đại trực tràng… thấp hơn bình thường.

Mỗi ngày uống 4 - 6 ly trà xanh sẽ giúp giảm cân và phòng chống ung thư, tim mạch. Không nên uống trà vào buổi tối để tránh mất ngủ, bồn chồn do caffeine và theophylline trong trà gây ra. Việc cho thêm sữa vào trà có thể làm giảm sự hấp thu các polyphenol, giảm tính chống ôxy hóa của trà.

Trà nóng thường được dùng sau bữa sáng, bữa trưa và thường dùng với món tráng miệng. Trà lạnh (trà đá) dùng trong bữa ăn trưa có thể thay thế cho soda lạnh, điều này đã trở thành một hiện tượng tiêu dùng được cả thế giới ưa thích.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích của trà và cà phê

Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm