Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống quá nhiều nước cam có hại gì?

Nhiều người tin rằng phải uống một cốc nước cam vào mỗi bữa sáng để bổ sung vitamin C tăng cường miễn dịch, giúp làn da mịn màng... Tuy nhiên khi uống quá mức, có thể dẫn đến tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Nước cam mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên không nên uống quá nhiều.

Giá trị dinh dưỡng của nước cam

Cam là một trong những loại trái cây giàu vitamin C, A, calci, chất xơ...  bổ dưỡng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Do đó, nước cam chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu, có hàm lượng calo và đường tương đối thấp. Một khẩu phần hoặc một nửa cốc nước cam cung cấp 69% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể và một lượng vừa phải vitamin A, calci, sắt, kali, magie và vitamin B.

Nước cam tươi chứa lượng lớn lutein, zeaxanthin, carotenoid và các hợp chất hoạt tính sinh học khác có đặc tính chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Các nhà khoa học đã kết luận rằng mặc dù nước ép cam có thể không gây hại như đồ uống có đường nhưng chúng sẽ không tốt cho sức khỏe như trái cây nguyên quả và có những tác dụng phụ tiêu cực khi uống quá nhiều.

Những tác dụng phụ khi uống quá nhiều nước cam

Có thể gây tăng cân

Uống quá nhiều nước cam có thể gây tăng cân

Uống quá nhiều nước cam có thể gây tăng cân.

Uống nước cam với lượng vừa phải sẽ không có khả năng tăng cân hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các loại thực phẩm và đồ uống khác, bạn sẽ nạp một lượng đường calo khá cao vào cơ thể khi uống quá nhiều nước cam. Theo các nghiên cứu, uống nước ép cam thường xuyên cũng có thể gây tăng cân.

Trên thực tế, một nghiên cứu về dinh dưỡng và bệnh đái tháo đường cho thấy khi những người tham gia uống nước cam 3 lần một ngày giữa các bữa ăn, llượng mỡ trong cơ thể tăng và giảm độ nhạy insulin chỉ trong 4 tuần.

Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Uống nhiều nước ép trái cây làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Uống nhiều nước ép trái cây làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) vào tháng 5/2019 cho biết, đường trái cây cũng tạo ra phản ứng sinh học tương tự như đường trong nước giải khát. Hơn nữa, việc ăn trái cây có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc đái tháo đường, trong khi nước ép trái cây làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Tương tự, kết quả từ một nghiên cứu BMJ năm 2013 chỉ ra, hơn 180.000 người tham gia được thực hiện trong suốt 24 năm thấy rằng, uống nước ép cam mỗi ngày sẽ tăng 21% nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường. Trong khi trái cây nguyên quả thì giảm 23% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2.

Tiến sỹ Qi Sun, trợ lý giáo sư tại Khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard, giải thích: "Do quá trình ép nước trái cây dẫn đến hàm lượng chất phytochemical và chất xơ có lợi thấp hơn. Ngoài ra, nước trái cây cũng được cơ thể hấp thụ nhanh hơn, dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ hơn sau khi ăn về lượng đường trong máu và lượng insulin so với trái cây nguyên quả."

Ảnh hưởng xấu đến răng

Bạn cũng nên cẩn thận khi uống quá nhiều nước cam vì acid citric trong loại nước ép này có thể ảnh hưởng răng của bạn. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), trái cây có múi quýt, cam, chanh… có tính acid cao và có thể ăn mòn men răng. Nếu bạn bị lở miệng cũng nên tránh thức ăn và đồ uống có tính acid vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Ai không nên uống nước cam?

Nguyễn An H+ (Livestrong/Eatthis) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm