Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tư thế xấu có ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Tư thế xấu có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh, từ đau cổ, đau lưng đến đau chân và thậm chí khó thở và đau bụng.

Có nhiều người cho dù có hàng giờ “ôm” điện thoại nhưng chắc chắn rằng không có mấy người bận tâm về tư thế của mình và những ảnh hưởng lên sức khỏe mà tư thế xấu có thể gây ra.

Tuy nhiên, tư thế xấu có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh, từ đau cổ, đau lưng đến đau chân và thậm chí khó thở và đau bụng.

Ảnh hưởng đến đầu và cổ

Theo chuyên gia, tư thế xấu làm căng các cơ ở phía sau đầu, gây áp lực lên các dây thần kinh gần đó dẫn đến những cơn đau đầu như búa bổ.

Tuy nhiên, đầu không phải là nơi duy nhất bị ảnh hưởng. Một nghiên cứu khác cho thấy, cứ mỗi lần bạn cúi hoặc đưa đầu về trước khoảng 2.5cm thì trọng lượng mà đỉnh cột sống phải chịu cũng gần như gấp đôi và phần cổ chính là nơi phải gánh chịu hệ quả từ đó.

Ảnh hưởng đến hàm

Tư thế cúi đầu về trước cũng gây căng các cơ xung quanh khớp thái dương hàm, dẫn đến đau và khó mở hàm.

Bằng chứng là một nghiên cứu vào tháng 1 năm 2018 được công bố trên Tạp chí khoa học vật lý trị liệu cho thấy khi tư thế được chỉnh sửa thì những cơn đau khớp thái dương hàm cũng biến mất.

Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

Tư thế không chuẩn có thể gây áp lực lên các mạch máu, làm cản trở lưu thông máu, gây ra cảm giác thiếu năng lượng và mệt mỏi.

Ngoài ra, vì tư thế xấu mà các cơ và khớp phải làm việc nặng hơn bình thường để chịu đựng áp lực. Vì vậy, cơ thể cũng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, khiên bạn cảm thấy mệt mỏi.

Ảnh hưởng đến vai

Tư thế xấu sẽ ép lên các gân trong khớp quay vai của bạn, cụ thể là nhóm cơ và gân nối cánh tay trên với vai, là một tình trạng được gọi là hội chứng chạm mỏm cùng vai. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây đau đớn và nhược cơ ở vai.

Ảnh hưởng đến lưng

Lưng trong tư thế đúng thông thường có ba đường cong tự nhiên: một đường cong ở vùng cổ, một ở vùng lưng trên và một ở vùng thắt lưng. Khi bạn ngồi hoặc đứng thẳng thì sẽ giữ được đúng hình dạng của đường cong này. Nhưng khi ở tư thế sai sẽ ảnh hưởng đến những cơ xung quanh những đường cong này và gây đau.

Nếu bạn có cơ bụng yếu thì ảnh hưởng sẽ còn nghiêm trọng hơn do không thể tải đỡ một phần trọng lực cho cơ lưng, và toàn bộ áp lực sẽ dồn vào xung quanh cột sống.

Ảnh hưởng đến hô hấp

Tư thế xấu - đặc biệt là trong khi ngồi - sẽ đè nén vùng ngực khiến cơ hoảnh không thể mở hoàn toàn khi bạn thở.

Theo một nghiên cứu vào tháng 1 năm 2016 được công bố trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu cho thấy tư thế xấu, cụ thể là đầu chúi về trước sẽ ảnh hưởng đến hô hấp do giảm dung tích phổi. Hệ quả là bạn không nhận được đủ oxy dẫn tới mệt mỏi.

Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Ngồi thõng vai sau bữa ăn có thể gây ra chứng ợ nóng do ngồi sai tư thế có thể khiến dịch dạ dày trào ngược lên hướng thực quản.

Hơn nữa, các mạch máu trong đường tiêu hóa cũng sẽ bị chèn ép, làm chậm quá trình tiêu hóa.

Ảnh hưởng tới thân dưới

Đi đứng sai tư thế, đặc biệt trong tư thế buông thõng (hơi chúi người về phía trước) có thể gây đau đầu gối.

Lí do là tư thế sai gây áp lực lên các khớp, bao gồm cả phần hông, khiến cho xương bánh chè không thể trượt trên xương đùi. Từ đó ảnh hưởng xuống tới cả mắt cá chân và bàn chân và các vấn đề liên quan khác về cơ xương khớp.

Cách khắc phục tư thế xấu

Ngồi đúng tư thế

Khi bạn ngồi (ngồi bàn), nên giữ bàn chân ở dưới sàn mọi lúc. Đầu gối nên ở cùng độ cao hoặc dưới hông và hai cánh tay song song với sàn. Nếu bạn cảm thấy không thể ngồi lâu trong tư thế này thì hãy lựa chọn một chiếc ghế có phần dựa lưng thoải mái để hỗ trợ phần lưng giữa cùng thắt lưng.

Giảm tải trọng lượng

Bạn không nên mang, vác bất cứ thứ gì có trọng lượng vượt quá 10% trong lượng cơ thể, cho dù là túi xách, balo hay thậm chí là khi bế một đứa trẻ. Nếu không, sẽ có quá nhiều áp lực dồn lên phần lưng của bạn, ảnh hưởng đến tư thế. Nếu bạn phải mang vác vật nặng, hãy sử dụng xe đẩy hàng, hoặc nếu bạn cùng con ra ngoài chơi thì hãy để con ngồi trong xe đẩy. Còn nếu bạn cần phải giữ vật gì đó nặng trong một thời gian ngắn thì hãy giữ gần với cơ thể, như ôm vật nặng vào người, thay vì dùng sức của tay để giữ vật xa khỏi cơ thể.

Nghỉ giải lao

Nếu bạn là nhân viên văn phòng vì thì việc dành hàng giờ ngồi tại bàn và làm việc với máy tính có thể ảnh hưởng đến tư thế của bạn. Dưới đây là hai bài tập giúp củng cố sức khỏe cơ lưng:

1. Bài tập trượt tường xương bả vai: Đứng hai chân rộng bằng vai, gối hơi chùng, trong tư thế squat ¼, lưng và đầu ép sát vào tường. Giơ cánh tay ngang vai, gập 90 độ tại khuỷu tay và áp sát tường. Sau đó trượt tay duỗi thẳng hướng lên trên, sau đó trượt về, và tiếp tục duỗi xuống dưới. Lặp lại động tác 10 lần.

2. Xoay vai: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông. Sau đó từ từ xoay cả hai vai, giữ khuỷu tay của bạn dọc theo hai bên cơ thể và siết chặt xương bả vai về phía nhau. Quay trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác 10 lần.

Giữ mọi thứ trong tầm tay

Khi làm việc với máy tính, các chuyên gia khuyên rằng màn hình phải ở ngang tầm mắt. Chuột máy tính cũng phải trong tầm với và ngang với bàn phím. Khi gõ, giữ cánh tay trên sát với người, cổ tay giữ thẳng, bàn tay và khuỷu tay nên ở cùng tầm.

Tăng cường sức mạnh các nhóm cơ cốt lõi

Tập trung vào các bài tập cốt lõi giúp tăng cường cơ bụng và cơ lưng dưới. Các cơ này kết nối với cột sống và xương chậu của bạn, vì vậy chúng rất cần thiết để đảm bảo bạn có thể đứng thẳng. Ví dụ như plank, động tác mở rộng cơ lưng.

Thái cực quyền và yoga: cả hai đều giúp mở ngực và lưng trên, chống lại tác động của việc còng người về phía trước trong các hoạt động hàng ngày

Giấc ngủ

Tư thế cũng quan trọng khi bạn ngủ. Nếu bạn quen nằm ngửa, hãy đặt thêm một chiếc gối kê chân dưới đầu gối. Nếu bạn quen nằm nghiêng, sử dụng gối sao cho cổ thẳng hàng với người và kê thêm 1 chiếc gối giữa 2 chân. Hãy cố gắng không nằm sấp đi ngủ đó là một tư thế không tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tư thế sai ảnh hưởng xấu đến chiều cao của trẻ

 

Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

  • 22/04/2024

    Bí quyết giữ làn da tươi trẻ, không lo suy giảm collagen

    Tuổi tác tăng cao gây suy giảm collagen, dẫn tới những dấu hiệu lão hóa trên da như nếp nhăn, da chảy xệ. Bạn nên chăm sóc da thế nào để duy trì đủ lượng collagen cho làn da tươi trẻ?

  • 22/04/2024

    Trà dành cho hội chứng ruột kích thích

    Uống trà thảo dược có thể làm dịu các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, một chứng rối loạn tiêu hoá mạn tính có thể gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy hoặc táo bón.

Xem thêm