Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 sự thật về bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh có mức độ lây lan nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 9 sự thật bạn cần biết về bệnh sởi.

9 sự thật về bệnh sởi

Sởi là một bệnh rất dễ lây lan

Virus sởi sống trong lớp dịch nhầy mũi và họng của người bệnh và có thể lây truyền cho những người xung quanh thông qua việc ho và hắt hơi. Virus vẫn có thể ở trạng thái hoạt động và có khả năng lây lan trong khoảng 2h trên các bề mặt có chứa giọt bắn của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi (ví dụ như mặt bàn, mặt ghế…) Sau khi virus xâm nhập khoảng 4 ngày, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện và nếu bạn không được tiêm vaccine phòng bệnh Sởi thì 90% bạn sẽ nhiễm bệnh nếu phơi nhiễm với virus sởi, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC.

Các triệu chứng sớm của bệnh sởi sẽ giống như triệu chứng cúm

Sau khi bị nhiễm virus từ 7-14 ngày, các triệu chứng sẽ bắt đầu phát triển như: sốt cao, ho, sổ mũi, chảy nước mắt, đỏ mắt. 2-3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng, các nốt nhỏ, màu trắng được gọi là các nốt Koplik sẽ bắt đầu xuất hiện bên trong miệng. 3-5 ngày sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, các vết ban đỏ, đặc trưng của bệnh sởi sẽ bắt đầu bùng phát và cơn sốt sẽ tăng cao.

Tình trạng ban đỏ và sốt thường sẽ giảm đi trong vòng vài ngày.

Bệnh sởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Cứ 1.000 người bị bệnh sởi, sẽ có 1-3 người gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như viêm phổi và viêm não. Những biến chứng này có thể sẽ dẫn đến tử vong.

Không có cách nào điều trị bệnh sởi

Vì bệnh sởi gây ra bởi virus, nên không có một phương pháp điều trị cụ thể nào cả. Tuy nhiên, uống vitamin A có thể sẽ làm các triệu chứng nhẹ hơn, theo tiến sỹ Stephen Pelton, Trưởng khoa truyền nhiễm trẻ em tại trung tâm y tế Boston cho biết.

Vaccine phòng sởi có hiệu quả rất cao

Vaccine phòng sởi mới đây có thể giảm được 99% số ca mắc sởi so với loại vaccine phòng sởi trước kia.  Trước khi loại vaccine mới này được cấp bằng công nhận vào năm 1963, thống kê của CDC cho thấy có khoảng 3-4 triệu ca mắc sởi mỗi năm tại Mỹ, với khoảng 500 trường hợp tử vọng. Vào thế khỉ 21, con số này tại Mỹ đã giảm xuống còn 86 ca mắc sởi một năm và không ghi nhận trường hợp nào tử vong. Vaccine phòng sởi có trong vaccine MMR – loại vaccine phối hợp phòng sởi, quai bị và rubella.

Bạn sẽ gần như không bị mắc sởi nếu đã tiêm vaccine, và nguy cơ mắc sởi thậm chí còn thấp hơn nếu bạn được tiêm đủ số mũi quy định

Tại Việt Nam, mũi vaccine phòng sởi đầu tiên sẽ tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, nhưng, không bao giờ là quá muộn để tiêm vaccine sởi cả, kể cả khi bạn đã ở tuổi trưởng thành, bác sỹ Johanna Goldfarb tại phòng khám nhi khoa Cleveland Clinic cho biết. Mũi vaccine phòng sởi thứ 2 sẽ được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Vaccine được coi là có hiệu quả 99% nếu trẻ được tiêm đủ cả 2 mũi, so với những trẻ được tiêm 1 mũi thì hiệu quả bảo vệ chỉ là 95%.

Dịch sởi bùng phát có liên quan đến việc không tiêm vaccine

Nếu một cá nhân mắc sởi thì có thể đó không phải là hậu quả của việc không tiêm vaccine. Tuy nhiên, dịch sởi bùng phát thường là do có một số lượng lớn trẻ em không được tiêm vaccine, sau đó bị phơi nhiễm với virus sởi. Trong dịch sởi tại Mỹ, trong số 110 người nhiễm bệnh thì có khoảng 45% số người không được tiêm vaccine, theo báo cáo của CDC. Những người nhập cư và những người vừa đi qua vùng dịch và bị phơi nhiễm thường là những đối tượng mang virus sởi và khiến dịch sởi bùng phát. Các trường hợp nhiễm sởi thứ cấp thường xảy ra ở những người chưa được tiêm vaccine hoặc xảy ra với khoảng 5% số người đã tiêm vaccine nhưng không đáp ứng.

Sởi không phải là bệnh duy nhất lây lan do việc giảm tỷ lệ tiêm vaccine

Vaccine phòng quai bị ít hiệu quả hơn so với vaccine sởi và rubella. Ngoài việc dịch sởi bùng phát, thì dịch quai bị hoặc ho gà cũng đã bùng phát trên toàn thế giới do giảm hiệu quả vaccine và có quá nhiều người không tiêm vaccine.

Sởi có thể sẽ được loại trừ hoàn toàn

Từ tháng 1 năm 2015, chỉ có 19 bang tại Mỹ cùng thủ đô Washington DC báo cáo lại có ca mắc sởi. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế trên toàn thế giới tin rằng, dịch sởi có thể được loại trừ hoàn toàn. Cả 6 nước thành viên của WHO đã cam kết về việc loại bỏ dịch sởi hoàn toàn vào năm 2020. Và đây là một mục tiêu rất thực tế, hoàn toàn có thể thực hiện được nếu mọi người đều đưa trẻ đi tiêm vaccine.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phản đối tiêm chủng và những hệ quả

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm