Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trò chuyện với bé yêu

Ngay từ thưở mới lọt lòng, bé yêu của bạn đã giao tiếp cùng cha mẹ thông qua tiếng khóc, mắt nhìn và lắng nghe.

Trò chuyện với bé yêu

Cha mẹ có thể nghĩ rằng bé chỉ bắt đầu trò chuyện khi đã lớn. Thực tế cho thấy, ngay từ thưở mới lọt lòng, bé yêu của bạn đã giao tiếp cùng cha mẹ thông qua tiếng khóc, mắt nhìn và lắng nghe. Việc cha mẹ tích cực trò chuyện với bé không chỉ nuôi dưỡng tiềm năng ngôn ngữ của con mà còn tạo ra sợ dây gắn kết thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái.

Khóc: Ngôn ngữ đầu tiên của bé

Từ khoảnh khắc bé được sinh ra, bé đã cố gắng sử dụng loại ngôn ngữ phổ thông nhất để truyền đến cha mẹ thông điệp về mong muốn và cảm xúc của mình. Đó chính là tiếng khóc.

Khóc chính là cách để bé báo cho cha mẹ biết bé đang muốn gì: âu yếm con đi, con muốn được yên, con quá đói, con vẫn chưa đói, con quá mệt, con vẫn chưa mệt, con thấy lạnh, con thấy nóng. Có đôi lúc, bé có thể tự nhiên khóc mà chẳng có một lý do rõ rệt nào cả.

Cha mẹ cần hiểu bé yêu không khóc để làm nũng mẹ bởi trẻ sơ sinh còn quá non nớt để biết điều này. Chính vì thế, việc cha mẹ đáp ứng ngay khi bé khóc không phải là cách có thể làm hư con.

Dần dần, cha mẹ sẽ sớm nhận ra bé yêu khóc vì rất nhiều lý do, phụ thuộc và những gì con cần và mức độ khẩn cấp của nhu cầu này.

Nên bắt đầu trò chuyện với con thế nào?

Ngoài biểu hiện khóc, bé có thể giao tiếp bằng mắt với cha mẹ, lắng nghe từng lời hay chú ý từng âm thanh từ cha mẹ. Bé còn có thể nhìn chằm chằm vào khuôn mặt người đối diện và quan sát cử động miệng của họ.

Lắng nghe và quan sát khi cha mẹ trò chuyện với bé giúp bé nhận biết những điều cơ bản trong giao tiếp. Thực tế, bé còn có thể hiểu rất nhiều điều về từ ngữ và lời nói từ thưở lọt lòng.

Ở giai đoạn 7-8 tuần tuổi, bé yêu đã khám phá ra một điều kỳ diệu - là giọng nói. Bé bắt đầu ầu ơ theo cha mẹ với những âm thanh thủ thỉ đơn giản.

Khi con lớn hơn, con biết tạo ra nhiều tiếng động hơn, biết cười và hươ chân, tay. Lúc này, con đã có nhu cầu được trò chuyện và muốn chia sẻ với bạn nhiều mẩu thông tin nhỏ thú vị. Nếu cha mẹ kiên nhẫn lắng nghe và đáp lại những âm thanh thủ thỉ của bé thì bé còn có thể bập bẹ nhiều hơn.

Những trò chơi giúp đẩy mạnh tương tác

Nhiều cha mẹ cho rằng việc phải trò chuyện với một đứa trẻ còn chưa biết nói là một điều ngốc nghếch. Tuy nhiên, nếu cha mẹ có thể trò chuyện với con về những điều bạn thấy và những điều bạn làm thì điều đó thực sự có ích cho sự phát triển của trẻ. Mục đích của hành động này là nuôi dưỡng cảm giác gần gũi, yêu thương giữa cha mẹ và bé yêu. Cha mẹ càng tích cực trò chuyện cùng bé thì việc này càng diễn ra đơn giản. Những tiếng u ơ và các động thái phản hồi đáng yêu của con trẻ sẽ là phần thưởng xứng đáng dành cho các bậc cha mẹ.

Sau đây là một số gợi ý:

Trò chơi giả giọng em bé: Bé yêu sẽ thích thú quan sát đôi mắt bạn hấp háy và khuôn miệng cử động để phát âm các từ.

Kể cho bé những việc bạn đang làm. Ví dụ. “ Bố mẹ chuẩn bị cho bé đi tắm nhé. Con có thích không nào? Hãy nói bằng bất kỳ ngôn ngữ nào hoặc chuyển ngôn ngữ. Điều này giúp bé học cách nhận biết về từ và câu nói.

Hát các bài hát và đọc thơ vần điệu: Đây là một cách vui vẻ để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của bé. Hoạt động này có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong ô tô, trong khi tắm, khi đi ngủ thậm chí ngay cả khi bạn có hát lạc điệu. Con sẽ yêu thích âm điệu của các từ ngữ và được vỗ về bằng giọng nói của bạn.

Đọc sách và truyện cho bé ngay từ lúc sơ sinh. Sau một vài tuần, bé yêu sẽ hiểu đó là khoảng thời gian yên tĩnh mà bé và cha mẹ được ở bên nhau. Bé cũng bắt đầu nhận biết được từ ngữ và học cách lắng nghe người khác nói. Nếu bé khóc khi bạn đang đọc, bạn có thể thử lại sau đó.

Lắng nghe những âm thanh bập bẹ đầu tiên của bé và đáp lại. Hãy dành một khoảng trống khi đến lượt bé. Bài tập này giúp bé học về các kiểu hội thoại. Nếu bé không đáp lời hoặc tỏ ra không hứng thú, hãy thử vào những lần sau. Hãy kiên nhẫn chờ bé hứng thú và bạn sẽ hiểu mình cần làm gì.

Gọi tên các đồ chơi xung quanh bé. Ví dụ “ Con nhìn này, đây là đôi tất. Bố mẹ chuẩn bị đi tất vào chân con này”.

Trường hợp nào đáng phải lo lắng?

Tất cả các em bé đều có tốc độ phát triển khác nhau. Nhiều bé có thể giao tiếp bằng mắt và tạo ra âm thanh từ sớm, nhưng một số khác thì phải đến 3 tháng tuổi mới bắt đầu các kỹ năng này. Nếu bé nhà bạn không giống như các trẻ khác thì bạn cũng không nhất thiết phải lo lắng.

Nhưng đôi khi chậm trễ trong các kỹ năng giao tiếp cũng có thể là dấu hiệu của những rối loạn phát triển nghiêm trọng hơn, bao gồm chậm phát triển ngôn ngữ, nghe kém, chậm phát triển trí tuệ hoặc rối loạn phổ tự kỷ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kết nối yêu thương với em bé sơ sinh

Lê Mai - Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

  • 17/04/2024

    Tác động tiêu cực của quần áo chật đối với phụ nữ mang thai

    Mang thai có thể khiến cơ thể thay đổi hình dáng và cân nặng rất nhiều. Đôi khi quần áo chật đến mức khó chịu và hằn lên các phần cơ thể.

  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

Xem thêm