Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ bao gồm những gì?

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) bao gồm một danh sách những chỉ số quan trọng khi cần làm các xét nghiệm máu. Thông thường bao gồm những mục sau:

  • Số lượng tế bào bạch cầu (WBC hoặc số lượng leukocyte)
  • Số lượng các loại tế bào bạch cầu khác nhau
  • Số lượng hồng cầu (RBC hoặc số lượng erythrocyte)
  • Hematocrit (Hct)
  • Hemoglobin (Hbg)
  • Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)
  • Hemoglobin trung bình hồng cầu(MCH)
  • Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC)
  • Phân bố hình thái kích thước hồng cầu (RDW)
  • Số lượng tiểu cầu
  • Thể tích tiểu cầu trung bình (MPV) 

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ là gì?

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CTMTB) là một trong những xét nghiệm máu phổ biến nhất.  CTMTB bao gồm số lượng các tế bào (thành phần) của máu, được tính bằng một loại máy đặc biệt sẽ phân tích các thành phần khác nhau trong máu ít hơn một phút.

Một tỉ lệ lớn trong CTMTB là nồng độ bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong máu.

Xét nghiệm CTMTB được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm CTMTB được thực hiện bằng cách thu thập một vài ml máu (tương đương với một hoặc hai thìa cà phê). Quá trình này có thể thực hiện ở nhiều nơi như phòng khám, phòng dịch vụ xét nghiệm và bệnh viện. Da sẽ được lau trước bằng gạc thấm cồn, sau đó mũi tiêm sẽ đưa từ vùng da đã được lau đến tĩnh mạch (có thể nhìn thấy ngoài da). Máu được rút từ kim tiêm vào ống xi lanh hoặc vào một túi hút chân không đặc biệt. Mẫu máu sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Các giá trị của xét nghiệm CTMTB

Các giá trị đó bao gồm:

  • Số lượng bạch cầu (WBC) là số lượng bạch cầu trong một lượng thể tích máu. Giới hạn bình thường của giá trị này sẽ hơi khác nhau giữa các cơ sở xét nghiệm nhưng nhìn chung dao động từ 4300 đến 10800 tế bào trên một mm khối. Giá trị này còn có tên là số lượng leukocyte và có thể biểu thị bằng đơn vị quốc tế là 4,3 đến 10,8 x 109 tế bào trên một lít.
  • Số lượng các loại bạch cầu khác nhau (WBC). Tế bào bạch cầu có nhiều loại khác nhau được phân biệt dựa vào kích thước và hình dáng. Chúng bao gồm: bạch cầu hạt, bạch cầu lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan, và bạch cầu ái kiềm. Một thiết bị sẽ cho kết quả phần trăm của từng loại bạch cầu khác nhau gọi là máy tách thành phần bạch cầu tự động. Các thành phần  được phết lên một miếng kính và đếm bằng kính hiển vi bởi kĩ thuật viên đã qua đào tạo, hoặc đôi khi có thể là bác sĩ.
  • Số lượng hồng cầu (RBC) là số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Giới hạn bình thường của giá trị này sẽ hoi khác nhau giữa các cơ sở xét nghiệm nhưng nhìn chung dao động từ 4,2 đến 5,9 triệu tế bào trên mm khối. Giá trị này còn có tể là số lượng erythrocyte và có thể biểu thị bằng đơn vị quốc tế là 4,2 đến 5,9 x 1012 tế bào trên một lít.

Hồng cầu là loại tế bào phổ biến nhất trong máu và mỗi người có hàng triệu hồng cầu đang tuần hoàn. Chúng nhỏ hơn tế bào bạch cầu, nhưng lớn hơn tiểu cầu.  

  • Hemoglobin (Hb). Là lượng hemoglobin trong một thể tích máu. Hemoglobin là phân tử protein nằm trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy và mang lại màu đỏ cho máu. Giới hạn bình thường của số lượng hồng cầu khác nhau giữa hai giới và xấp xỉ 13 đến 17,5g trên decilit với nam; 12 đến 15,5g trên decilit với nữ (đơn vị quốc tế là 8,1 đến 11,2 mmol/L với nam; 7,4 đến 9,9 mmol/L với nữ).
  • Hematocrit (Hct). Đây là tỉ lệ của thể tích hồng cầu trên thể tích toàn phần của máu. Giới hạn bình thường của hematocrit khác nhau giữa hai giới và xấp  xỉ 45% đến 50% đối với nam và 37% đến 45% đối với nữ. Giá trị này thường được đo bằng cách quay ly tâm mẫu máu trong ống nghiệm, khiến hồng cầu lắng đọng ở đáy ống.
  • Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) được tính dựa trên giá trị của hematocrit và số lượng hồng cầu. Giới hạn bình thường là từ 80 đến 100 femtolit (đơn vị bằng 1/1000.000 lít).
  • Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH) được tính dựa trên giá trị của hemoglobin và số lượng hồng cầu. Giới hạn bình thường là từ 27 đến 32 picogram.
  • Nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) là nồng độ trung bình của hemoglobin trong một thể tích hồng cầu nhất định. Giá trị này được tính dựa trên đo lường hemoglobin và hematocrit. Giới hạn bình thường là 32% đến 36%.
  • Phân bố hình thái kích thước hồng cầu (RDW) là giá trị đo lường sự dao động của kích thước và hình dáng hồng cầu. Con số càng to thì sự dao động về kích thước càng lớn. Giới hạn bình thường là 11 đến 15.
  • Số lượng tiểu cầu. Số lượng của tiểu cầu trong một thể tích máu cụ thể. Tiểu cầu không phải là một tế bào hoàn chỉnh mà là mảnh của tế bào chất trong tế bào ở tủy xương gọi là megakaryocyte. Tiểu cầu đóng vai trò thiết yếu trong đông máu. Giới hạn bình  thường sẽ khác nhau một ít giữa các đơn vị xét nghiệm nhưng thường nằm trong 150 000 đến 400 000/ mm khối (150 đến 400 x 109/ lít).
  • Thể tích tiểu cầu trung bình (MPV). Kích cỡ tiểu cầu trung bình trong một thể tích máu.
Xét nghiệm CTMTB được dùng vào việc gì?

Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm này vì nhiều lý do. Đó có thể là một phần trong khám sàng lọc định kì, hoặc là một xét nghiệm theo dõi để giám sát một kế hoạch điều trị cụ thể. Xét nghiệm này cũng có thể là một phần trong đánh giá triệu chứng của bệnh nhân.

Ví dụ, số lượng bạch cầu cao (tăng bạch cầu) có thể báo hiệu nhiễm khuẩn ở đâu đó trên cơ thể hoặc ít phổ biến hơn, 1 khối u tiềm tàng. Số lượng bạch cầu giảm báo hiệu vấn đề tủy xương hoặc liên quan đến một số thuốc hay thủ thuật, chẳng hạn hóa trị liệu. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm số lượng bạch cầu để giám sát đáp ứng điều trị với bệnh nhiễm khuẩn. Số lượng các loại bạch cầu khác nhau cũng phục vụ cho những mục đích cụ thể, có thể cung cấp manh mối cho một số tình trạng sức khỏe.

Số lượng hồng cầu thấp hoặc hemoglobin thấp có thể cho thấy bệnh thiếu máu, có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân có thể dẫn tới tăng hồng cầu hoặc tăng hemoglobin bao gồm bệnh tủy xương hoặc giảm oxy thở vào.

Số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu) có thể là nguyên nhân dẫn tới chảy máu kéo dài. Bệnh do các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sản sinh tiểu cầu trong tủy xương hoặc ảnh hưởng đến quá trình phá hủy tiểu cầu. Ngược lại, tăng tiểu cầu là triệu chứng của vấn đề tủy xương hoặc tình trạng viêm nặng.

Xem thêm về bài viết Những điều cần biết về kết quả xét nghiệm máu

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinenet
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm