Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ đã mắc tay chân miệng có bị lại không?

Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng trong mùa nóng, phụ huynh không nên chủ quan khi con trẻ đã từng mắc bệnh trước đây. Tay chân miệng là bệnh có thể tái lại nhiều lần và gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ em.

Tại sao bệnh tay chân miệng có thể bị lại?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến do siêu vi, có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Bất cứ ai tiếp xúc với người bệnh đều có thể mắc tay chân miệng, tuy nhiên bệnh phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Virus gây bệnh tay chân miệng chủ yếu là nhóm virus đường ruột Enterovirus, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh, người bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày. Trái lại, chủng EV71 gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định. Do đó, trẻ em có thể bị tay chân miệng lần 2 nếu nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Trẻ có nguy cơ tái nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng nếu tiếp xúc với:

- Dụng cụ, đồ chơi có dính virus.

- Chất dịch từ mũi, miệng hoặc cổ họng của người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.

- Dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.

Mức độ nguy hiểm bệnh sẽ tùy thuộc vào độc lực của siêu vi gây bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Biểu hiện rõ nhất để chẩn đoán bệnh là tình trạng loét miệng, mọc mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Nhiều trường hợp trẻ nhiễm virus A16 không có biểu hiện sốt cao, do đó khiến nhiều cha mẹ chủ quan, cho rằng trẻ không bị tay chân miệng.

Dịch bệnh tay chân miệng trong mùa nóng

Tính từ đầu năm đến ngày 12/4, cả nước ghi nhận 18.436 trường hợp mắc tay chân miệng với 4 ca tử vong, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2020. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Hoàng Đức Hạnh cho biết, Hà Nội đã ghi nhận 82 trường hợp mắc ở 28 quận, huyện, thị xã, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới.

Tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại miền Trung cũng đang diễn biến phức tạp. Theo bác sỹ Nguyễn Hải Thịnh - Trưởng Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, có hơn 40 bệnh nhân mắc tay chân miệng đang được điều trị tại khu vực cách ly, hồi sức của bệnh viện. Trong đó, có 2 ca ở độ 2B1 buộc phải theo dõi thường xuyên và sử dụng các biện pháp hồi sức hô hấp, gắn các máy móc theo dõi nghiêm ngặt.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine dự phòng. Để bảo vệ sức khỏe trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những biện pháp phòng bệnh:

- Cả gia đình, người chăm sóc trẻ đều cần thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Vệ sinh, làm sạch đồ chơi của trẻ ở nhà và ở trường.

- Luôn lau dọn nhà cửa, trường học và khu vui chơi của trẻ.

- Cho trẻ nghỉ học, cách ly với trẻ khác khi có dấu hiệu bệnh tay chân miệng.

- Che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.

- Phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của bé hàng ngày, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao, xuất hiện các vết đỏ, mụn nước ở họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối… cần đưa tới cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách phân biệt thủy đậu và tay - chân - miệng.

Quỳnh Trang - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm