Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ có hiểu khi bị la mắng?

Đôi khi bạn mệt mỏi với những hành động và biểu hiện ương bướng của trẻ. Bạn quát mắng để dừng ngay hành động đó, nhưng liệu cách này có đem lại hiệu quả?

Trẻ có hiểu khi bị la mắng?

Tiến sĩ Gupta M., 15 năm tư vấn các vấn đề trẻ em, tại khoa Tâm lý Nhi khoa, ĐH London, Anh, đã trả lời: “Trẻ con học rất nhanh. Khi bạn la mắng, bé có thể học cách quát lên khi cần sự chú ý của bạn. Khi bạn đe dọa, bé sẽ học cách làm bạn sợ. Tồi tệ hơn, khi bạn la mắng mà không có hành động nào, bé có thể học được rằng: “Ôi, mẹ chỉ quát lên thế, chứ không có gì”. Trẻ sẽ hiểu sai lệch như trên khi bạn la mắng và tiếp tục làm sai cho những lần khác, dữ dội hơn lần trước. Bé không hiểu đang làm sai gì đó và bị mắng như bạn đang nghĩ".

Tiến sĩ Erik S., ĐH Texas bang Austin, Mỹ, tác giả cuốn sách nổi tiếng Scolding: Why It Hurts More Than It Helps, đã chia sẻ trong tạp chí Texas Child Care quarterly số 36: “Trong 5 kết quả về trạng thái tâm lý mà chúng tôi tìm thấy ở những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng, không cho thấy việc thay đổi tích cực, dù cường độ và tần suất la mắng của cha mẹ gia tăng”.

Tre co hieu khi bi la mang? hinh anh 1
Liệu việc sử dụng công cụ “La mắng” có đem lại hiệu quả?  Ảnh: Twitter

Giáo sư Nelsen J., người đứng đầu dự án ACCEPT kéo dài 10 năm về việc giáo dục trong hành vi bướng bỉnh ở trẻ nhỏ, cho biết nhiều cha mẹ nghĩ la mắng là cách nhanh và đơn giản nhất để trẻ ngưng ngay hành động bướng bỉnh nào đó. Thực tế, nó không hiệu quả như cách chúng ta mong muốn. Ngược lại, bạn sẽ thấy trẻ bướng bỉnh hơn trước.

La mắng là kỹ năng nuôi dạy trẻ chưa đúng

Chúng ta thường nghĩ trẻ sẽ làm tốt hơn sau khi bị mắng. Trẻ con từ 0-6 tuổi không kết nối được việc la mắng của bạn với điều bé làm sai. Hành động làm sai và la mắng là hai khái niệm trừu tượng, trẻ không hiểu và không kết nối chúng với nhau. 

Một kỹ năng nuôi dạy con tốt hơn la mắng và đánh phạt là dùng hình ảnh hiện hữu đại diện cho khái niệm trừu tượng. 

Hãy tưởng tượng bạn nhắm mắt và nghe ai đó nói: Vật A to hơn vật B (hai vật không biết trước), bạn có đồng ý nhận định này không? Bạn sẽ nói không hoặc nghi ngờ. Tuy nhiên, nếu tôi nói vật A là trái cam, vật B là trái nhãn thì bạn sẽ đồng ý vì đã có khái niệm hai loại quả này. 

Trẻ con suy nghĩ như khi bạn nhắm mắt và nghe mệnh lệnh. Yếu tố khác chi phối thêm như sự ngờ vực, không hài lòng, tức giận, mang đến cho bé một lúc ba khái niệm khó hiểu. Trẻ chọn cách học lại cảm xúc của bạn là nhanh nhất. Do đó, khi bạn quát mắng, trẻ cũng làm vậy với người khác.

Tôi thường nghe cha mẹ chia sẻ trẻ phản ứng bằng cách khóc và lăn lộn khắp nhà. Bé chỉ dừng lại khi được cho một phần thưởng. 

Tre co hieu khi bi la mang? hinh anh 2

Hành động làm sai và la mắng là hai khái niệm trừu tượng, trẻ không thể hiểu và không thể kết nối chúng với nhau. Ảnh: Adevarul

Cha mẹ không nên đáp ứng ngay những yêu cầu của bé, hãy giữ bình tĩnh và thái độ nghiêm khắc. Khi bạn làm chủ được cảm xúc, trẻ sẽ không đọc được cảm xúc của bạn. Dưới dây là các bước xử trí khi bé không nghe lời:

Trẻ bướng bỉnh về thời gian

Bước 1: Bạn hãy giữ khuôn mặt và thái độ nghiêm, cho trẻ thời gian kết thúc bằng một câu nói: "Bi ơi, con có một phút nữa rồi chúng ta sẽ về!”

Bước 2: Chuẩn bị cho trẻ vật hữu hình để trẻ hiểu về 1 phút là như thế nào? Tôi thường đề nghị cha mẹ cho bé bỏ túi một chiếc đồng hồ cát. Khi nói câu trên, cha mẹ hãy yêu cầu trẻ lấy đồng hồ cát và lật úp lại để cát chảy xuống và nói: "Khi cát chảy xuống hết chúng ta về nhé!". Hãy cùng con đập tay nếu bé đồng ý.

Bước 3: Nếu trẻ vẫn bướng bỉnh hất đổ hoặc tìm cách lật lại đồng hồ cát, bạn hãy kết thúc thời gian chờ ngay lập tức: “Con đã chọn cách kết thúc thời gian chờ bằng việc hất đổ đồng hồ cát, con sẽ phải đi về và kết thúc ngay trò chơi ở đây”. Mặc cho bé cố gào khóc, bạn vẫn giữ thái độ nghiêm về nhà, trên đường không nói gì thêm. Ở nhà, bạn sẽ giải thích cho bé hiểu về hành động này. 

Tre co hieu khi bi la mang? hinh anh 3
Bạn cần giữ thái độ nghiêm túc khi nói chuyện với trẻ. Ảnh:Steshka

Trẻ giận dữ vô cớ

Trẻ hay giận dữ vô cớ có nghĩa rất kém kiểm soát cảm xúc. Biểu hiện trẻ hay giận, khóc thét khi không đồng ý một việc nào đó. 

Bạn hãy chọn một hành động hữu hình để dạy trẻ về cơn giận dữ. Ta có thể thử cách “thổi bay cơn giận”. Trẻ sẽ có khái niệm cơn giận dữ có thể thổi bay và vui vẻ trở lại.

Mẹ chọn một vật dụng trong nhà có thể thổi bay như bông gòn, hoa bồ công anh. Khi trẻ quấy khóc, bạn nghiêm mặt nói: "Bi ơi, ngồi dậy nào, mẹ có cái này chơi với con". 

Trẻ có thể không quan tâm bạn, nhưng bạn hãy “bơ” đi hành động khóc của trẻ, mang bông gòn ra thổi và giải thích: “Con đang tức giận, mẹ cũng vậy nhưng mẹ sẽ thổi bông gòn bay đi. Bông gòn bay đi và mẹ đã cười trở lại. Con có thử không?".

Khi bé đã làm quen với phương pháp này, bạn chỉ cần nói: "Bông gòn của con đâu? Thổi bay nó với mẹ nhé". 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nghe, nhìn và các giác quan ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ Anh Nguyễn - Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, ĐH Worcestera - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm