Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổn thương tim ở bệnh nhân COVID-19

Có đến 1 trên 5 bệnh nhân nhập viện do COVID-19 có các dấu hiệu tổn thương tim. Các chuyên gia tim mạch đang cố gắng tìm hiểu liệu virus SARS-CoV-2 có tấn công vào tim hay không.

Trong khi mọi sự tập trung đều đang đổ dồn vào các tổn thương hô hấp do COVID-19 gây ra cùng với cuộc chạy đua để có đủ máy thở cho bệnh nhân thì các bác sĩ tuyến đầu lại phát hiện ra một bí ẩn mới.

Bên cạnh những tổn thương phổi, rất nhiều bệnh nhân COVID-19 cũng xuất hiện thêm các vấn đề về tim mạch – và tử vong do ngưng tim.

Theo những số liệu từ Trung Quốc và Ý, cùng với bang Washington và New York của Mỹ, ngày càng có nhiều các chuyên gia tim mạch cho rằng virus SARS-CoV-2 cũng có thể tấn công vào tim. Những nghiên cứu bước đầu đã cho thấy cứ 5 bệnh nhân thì có một người có xuất hiện tổn thương tim, dẫn đến suy tim và tử vong, cho dù người bệnh đó không hề có dấu hiệu suy hô hấp.

Điều này có thể làm thay đổi góc nhìn của các bác sĩ và bệnh viện về các bệnh nhân  mắc COVID-19, đặc biệt là những bệnh nhân vẫn đang ở giai đoạn bệnh nhẹ. Không chỉ vậy, điều này còn có thể mở ra một cuộc chiến mới với COVID-19, cộng thêm các biện pháp phòng ngừa dành cho những bệnh nhân có bệnh lý nền tim mạch, nhu cầu mới về thiết bị và cuối cùng là phác đồ điều trị mới cho những bệnh nhân sống sót bị tổn thương tim.

Câu hỏi quan trọng nhất tại thời điểm này là: “Liệu tim có thực sự bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và chúng ta có thể làm gì?” Trả lời được câu hỏi này có thể là chìa khóa để cứu được thêm nhiều người vẫn còn đang bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Virus hay bệnh lý?

Một trong những ẩn số quan trọng mà các bác sĩ tuyến đầu đang phải đối mặt trong cuộc đua với căn bệnh COVID-19 chính là liệu các vấn đề về tim đang xuất hiện liệu có gây ra bởi virus hay là sản phẩm phụ từ những phản ứng của cơ thể trong quá trình chống lại virus? Tuy nhiên, để xác định được virus ảnh hưởng đến tim như thế nào cũng là một thách thức lớn, một phần là do bản thân những bệnh lý nghiêm trọng cũng đã có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Các chuyên gia tim mạch cho biết, một người đang chết dần do viêm phổi tiến triển xấu rồi cũng sẽ chết do tim ngừng đập vì khi không còn đủ oxy để vận chuyển đến các hệ cơ quan thì tất cả sẽ đều rơi vào trạng thái rối loạn. Tuy nhiên, họ cũng tin rằng COVID-19 có thể gây tổn thương tim bằng 4 hay 5 cách hoặc cũng có thể là các cách này cộng lại.

Các bác sĩ từ lâu đã biết rằng một tình trạng bệnh lý nghiệm trọng, thậm chí chỉ như một cuộc phẫu thuật khớp hông, cũng có thể tạo đủ áp lực lên tim gây tổn thương. Không chỉ vậy, viêm phổi còn có thể gây ra tình trạng viêm diện rộng trên toàn cơ thể. Từ đó làm cho các mảng bám trong thành mạch trở nên không ổn định, dễ gây ra đau tim. Viêm nhiễm cũng có thể gây ra những tình trạng nghiêm trọng như viêm cơ tim, làm suy yếu cơ tim và điều tất yếu là dẫn đến suy tim.

Ngược lại, những tổn thương tim được quan sát thấy trên các bệnh nhân COVID-19 cũng có thể là do các virus tấn công trực tiếp vào cơ tim. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể gắn vào các thụ thể nhất định trên phổi, và các thụ thể này cũng được tìm thấy ở cơ tim.

Các số liệu ban đầu từ Trung Quốc

Vào tháng 3, các bác sĩ tại Trung Quốc đã công bố hai nghiên cứu đưa ra những góc nhìn đầu tiên về mức độ phổ biến của các vấn đề về tim ở bệnh nhân COVID-19. Một trong hai nghiên cứu đã quan sát trên 416 bệnh nhân nhập viện và có 19% số bệnh nhân có các tổn thương tim. Những người có tổn thương tim cũng có nguy cơ tử vong cao hơn: 51% những người bị tổn thương tim so với chỉ 4,5% những người không có tổn thương.

Những bệnh nhân đã có bệnh tim trước khi nhiễm COVID-19 có tỉ lệ xuất hiện các tổn thương tim cao hơn đáng kể. Tuy nhiên các tổn thương này cũng thấy cả trên những bệnh nhân không mắc bệnh tim trước đó. Thậm chí, những bệnh nhân này còn có nguy cơ tử vong cao hơn những bệnh nhân đã bị bệnh tim nhưng không có tổn thương tim do COVID-19.

Vì sao có những người có nguy cơ bị tổn thương tim cao hơn những người khác vẫn còn là một điều chưa thể lý giải. Điều này cũng có thể là do những yếu tố về mặt di truyền, hoặc liên quan đến tải lượng virus ở mỗi bệnh nhân. Và điều bí ẩn này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi các dấu hiệu tim mạch ở bệnh nhân COVID-19 chặt chẽ hơn.

Đối mặt với trở ngại

Để thu thập được số liệu giữa bối cảnh khủng hoảng có thể rất khó khăn. Về lý tưởng, các bác sĩ cần làm sinh thiết tim để xác định xem cơ tim có bị nhiễm virus hay không.

Tuy nhiên, các bệnh nhân COVID-19 thường rất yếu và khó để cơ thể họ có thể chịu được những thủ thuật xâm lấn. Và thêm các thủ thuật đồng nghĩa với tăng nguy cơ nhiễm virus ở các nhân viên y tế. Rất nhiều bệnh viện đang không sử dụng máy đo điện tâm đồ với những bệnh nhân cách ly để hạn chế nhân viên tiếp xúc với phòng cách ly do khan hiếm đồ bảo hộ.

Mặc dù khó khăn cùng với số lượng bệnh nhân vẫn đang tăng lên, các bác sĩ vẫn đang nỗ lực thu thập số liệu và công bố các nghiên cứu trong thời gian ngắn. Đã có những bài báo tổng hợp về những biến chứng tim mạch của bệnh nhân COVID-19 được công bố và được bổ sung chỉnh lý theo thời gian.

Với tất cả những nỗ lực của các y bác sĩ và nhà nghiên cứu, các bệnh viện đang dần thay đổi cách xử lí các trường hợp biến chứng tim ở bệnh nhân COVID-19. Các bác sĩ đã nhận thấy rằng các biến chứng này có thể tương tự như một cơn đau tim. Khi họ đưa bệnh nhân đi thông tắc mạch thì họ nhận ra rằng không phải bệnh nhân đang bị đau tim mà chỉ là họ đang mắc COVID-19.

Vì vậy, các phác đồ điều trị cập nhật đang được thêm vào cả các chuyên gia tim mạch cũng như đo điện tâm đồ hoặc siêu âm để kiểm tra nếu có tắc mạch. Như vậy sẽ giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi những thủ thuật không cần thiết.

Việc xác định được ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 đến tim sẽ giúp các bác sĩ quyết định được các phác đồ điều trị để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.

Sau khi bệnh nhân COVID-19 bình phục, họ có thể có những ảnh hưởng kéo dài từ những biến chứng tim mạch đó. Tuy nhiên, hiện vẫn có những phương pháp điều trị cho những tổn thương tin một khi bệnh nhân đã khỏi COVID-19.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: CÙNG CON TRẺ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19 - Phần 1

PGs.Ts.Nguyễn Xuân Ninh và Dương Thuỳ Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Scientific American
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm