Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổn thương sụn chêm khớp gối: Khi nào cần phẫu thuật?

Tổn thương sụn chêm là một chấn thương khá phổ biến ở các vận động viên nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi người và người cao tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp.

Chấn thương này có thể xảy ra như là hậu quả của thương tích hoặc chỉ đơn giản là do áp lực kéo dài lên đầu gối.

Sụn chêm là gì?

Sụn chêm là một sụn xơ dạng chữ C ở đầu gối, có chức năng như một "miếng đệm" đón nhận những áp lực cho va đập vào đầu gối và là một lớp mềm ngăn cách giữa xương của khớp gối. Mỗi đầu gối có hai sụn chêm giữa đầu xương đùi và xương chày, được gọi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.

Đứt rách sụn chêm gây hạn chế vận động và đau đớn.

Phẫu thuật hồi phục tổn thương sụn chêm

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương, loại và vị trí của sụn chêm, các kết quả chẩn đoán hình ảnh của khớp (chụp X quang và chụp cộng hưởng từ MRI), tuổi, và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày của bệnh nhân, bác sỹ phẫu thuật sẽ quyết định phẫu thuật là cần thiết hay không.

Do mặt ngoài của sụn chêm có nguồn cung cấp máu rất tốt nên những vết rách sụn chêm ở vị trí đó có khả năng tự lành khá cao, nhưng phẫu thuật vẫn có thể là cần thiết. Tuy nhiên, nếu những tổn thương ở hai phần ba trong của mặt sụn chêm thì không có khả năng chữa lành nếu không can thiệp phẫu thuật.

Bệnh nhân trẻ tuổi thường sẽ được dùng phẫu thuật nội soi khớp gối để sửa chữa sụn chêm. Trong thủ thuật này một máy quay nhỏ được đưa vào khớp giúp các bác sĩ phẫu thuật điều hướng các dụng cụ trong khi "sửa chữa" hoặc loại bỏ những phần sụn bị hư hỏng. Phần sụn không bị tổn thương sẽ được bảo tồn tối đa để không làm ảnh hưởng đến chuyển động của khớp.

Đối với bệnh nhân lớn tuổi, bị một vết rách sụn do bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm xương khớp, điều trị không phẫu thuật là phương pháp được ưa chuộng hơn.

Điều trị không phẫu thuật của một vết rách sụn chêm

Điều trị không phẫu thuật sẽ được chỉ định trong các trường hợp:

  • Những tổn thương nhỏ và nằm ở mặt bên ngoài của sụn
  • Các triệu chứng của chấn thương có thể sẽ tự lành lại được
  • Đầu gối cử động ổn định và phạm vi chuyển động của khớp không bị hư hỏng
  • Bệnh nhân vẫn thực hiện được các hoạt động hàng ngày như bình thường

Điều trị không phẫu thuật sẽ giúp phục hồi các tổn thương ở sụn chêm, bằng bốn hoạt động chính:

  • Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, cường độ cao. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng nạng để tránh dồn trọng lượng trên chân của bạn.
  • Chườm đá: sử dụng túi chườm lạnh trong 20 phút một lần, một vài lần một ngày.
  • Băng ép bằng một loại băng có tính đàn hồi để ngăn chặn sưng thêm và mất máu.
  • Nâng cao chi so với vị trí của tim bằng cách kê một cái gối dưới chân hoặc gác chân lên một miếng đệm cao hơn khi bạn nằm sẽ giúp giảm sưng khớp gối. 

Bạn sẽ được khuyến cáo kiêng hoàn toàn các hoạt động thể chất trong một thời gian. Ngoài ra, để kiểm soát tình trạng đau và sưng, bác sỹ có thể kê các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (ví dụ: aspirin, ibuprofen).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp toàn diện điều trị viêm xương khớp

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo HERZLIYA MEDICAL CENTER)
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm