Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những phát minh y học làm thay đổi thế giới năm 2017

Tại Hội nghị Sáng kiến y học 2016, tổ chức Cleveland Clinic (CC) Mỹ đã công bố Top 10 thành tựu y tế triển vọng nhất 2017. Theo CC, đây là những sáng kiến có thể làm thay đổi thế giới trong tương lai gần, trong đó 7 phát minh dưới đây được xem là nổi trội.

Ứng dụng microbiome trong y học

Nói đến lợi ích của hệ tiêu hoá, chính xác hơn là ruột, y học coi đây là “mỏ vàng” đích thực. Nó có chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn hay microbiome, tuy nhiên, sự hiểu biết và ứng dụng microbiome vẫn còn hạn chế. Trong 10 năm qua, y học đã khai thác ngày càng hiệu quả “mỏ vàng” có sẵn này. Các hóa chất do  microbiome bài tiết để can thiệp và tiêu hóa thức ăn đã được nghiên cứu dùng cho mục đích chữa bệnh, thậm chí còn được dùng cho nghiên cứu, khám phá ra cơ chế gây bệnh và phát triển của bệnh tật. Các công ty công nghệ sinh học hiện đang chuyển từ thị trường di truyền sang thị trường microbiome, tìm ra các giải pháp mới để chẩn đoán, chữa trị bệnh, cho ra đời sản phẩm “probiotic”, ngăn chặn sự mất cân bằng của vi khuẩn độc hại ngay trong cơ thể người. Năm 2017 được xem là năm của microbiome với những sản phẩm đầy hứa hẹn nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho con người.

Thuốc đái tháo đường mới giảm biến chứng tim mạch và tử vong

Gần 1 thập kỷ trở lại đây, xuất hiện làn sóng các loại thuốc đái tháo đường mới, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhất là nhóm đái tháo đường týp 2. Một nửa số bệnh nhân tử vong vì biến chứng tim mạch, tỷ lệ sống chỉ đạt 70% sau sinh nhật lần thứ 65.

 

Trong năm 2016, một vài loại thuốc mới xuất hiện, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong như thuốc empaglifozin đã làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tim bằng cách tăng cường sức khỏe thận, hay thuốc liraglutide lại có hiệu ứng toàn diện hơn với nhiều cơ quan trong cơ thể. Với những kết quả đạt được, khoa học dự đoán, năm 2017 sẽ đánh dấu một sự thay đổi mang tính điểm nhấn trong các dòng sản phẩm kê toa cho bệnh nhân đái tháo đường cũng như xuất hiện làn sóng mới trong nghiên cứu, tìm ra thế hệ dược phẩm đái tháo đường týp 2 hứa hẹn hơn, giảm đáng kể các biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Liệu pháp CAR-T điều trị bệnh bạch cầu và u lympho

Năm 2016 có gần 16.000 trẻ em, thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hơn 1/4 số này bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, một tin tốt lành đến với nhóm bệnh nói trên là tới đây, liệu pháp miễn dịch tế bào lần đầu tiên sẽ được tung ra thị trường, ngay cả giai đoạn bệnh tiến triển cũng có thể được chữa khỏi. Liệu pháp tế bào T thụ thể kháng nguyên (CAR-T) đại diện cho một liệu pháp miễn dịch nơi mà hệ thống miễn dịch tế bào T của bệnh nhân sẽ được loại bỏ và được tái lập trình về mặt di truyền để tìm và diệt các tế bào khối u. Liệu pháp này còn có khả năng tìm kiếm kháng nguyên, tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư ngoại lai đi kèm để giảm thiểu tái phát.

Hy vọng, miễn dịch tế bào một ngày nào đó có thể thay thế hóa trị liệu, loại bỏ tác dụng phụ, tạo điều kiện phục hồi và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Sinh thiết dịch để tìm ra ADN khối u

Từ lâu, y học đã mơ tới việc tránh được lỗi sai lầm khi sinh thiết, giấc mơ này sắp trở thành hiện thực bằng việc ra đời xét nghiệm máu có tên “sinh thiết dịch lỏng” để tìm ra chỉ dấu của ADN thực, hoặc ADN tuần hoàn không tế bào (ctDNA) được khối u bài tiết vào máu. Lợi thế của kỹ thuật này là ctDNA có trong máu phong phú gấp hơn 100 lần so với trong các tế bào khối u.

Ra đời ketamin trị bệnh trầm cảm kháng thuốc

Một loại thuốc được sử dụng để gây mê có tên ketamin ra đời từ thập niên 60 ở thế kỷ trước được y học phát hiện thấy có khả năng nhắm đúng mục tiêu và ức chế hoạt động của thụ thể tế bào thần kinh N-methyl-D-aspartate (NMDA). Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy, hiệu quả vượt qua điều mong đợi, 70% bệnh nhân kháng thuốc trầm cảm (TRD) cải thiện triệu chứng trong vòng 24 giờ sau khi được tiêm một liều thấp ketamin.

Tự xét nghiệm chẩn đoán HPV

Tại những vùng sâu vùng xa ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung ngày càng tăng, thủ phạm chính là virut HPV. Mặc dù có nhiều bước tiến trong công tác phòng và điều trị HPV, nhưng thực tế số người được xét nghiệm HPV và dùng vắc-xin vẫn còn thấp. Để khắc phục, các nhà khoa học đã phát triển thành công bộ dụng cụ tự chẩn đoán HPV gồm 1 ống nghiệm, 1 que thử và các dụng cụ cần thiết khác. Bộ kit này có thể giúp phụ nữ tự xét nghiệm cho bản thân và gửi mẫu cho phòng thí nghiệm và có kết quả ngay.

Stent hấp thụ sinh học

Trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 người sử dụng stent kim loại để điều trị chứng nghẽn động mạch vành. Phần lớn các loại ống stent này không phải là vĩnh viễn, chưa kể nhược điểm ức chế lượng máu tự nhiên lưu thông và gây ra các biến chứng ngoài mong muốn, nhất là hiện tượng cục đông máu. Để khắc phục, tháng 7/2016, FDA đã phê duyệt cho phép sử dụng ống stent hấp thụ sinh học hay stent tự tiêu (Bioabsorbable stent).

Ông stent mới này được chế từ vật liệu polymer có thể tự tiêu sau hai năm làm nhiệm vụ thông tắc động mạch, sau đó được cơ thể hấp thụ giống như chỉ phẫu thuật tự tan. Bệnh nhân không phải dùng chống thuốc đông máu và các giải pháp điều trị khác.

Khắc Nam - Theo Sức khỏe & Đời sống/Cleveland.com
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm