Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về phương pháp xạ trị cho bệnh ung thư vú

Có rất nhiều các liệu pháp và phương pháp điều trị khác nhau cho những người bị ung thư vú, và xạ trị thường là nền tảng của các phác đồ điều trị.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết ung thư vú là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ, sau ung thư da. Nhiều yếu tố sẽ xác định nguy cơ bị ung thư vú, bao gồm tuổi tác và sức khỏe tổng thể của họ, cũng như giai đoạn ung thư khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, việc điều trị đúng căn bệnh này có thể làm tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

Các bác sĩ thường đề nghị xạ trị, họ có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư. Bài viết này thảo luận về các loại xạ trị ung thư vú, các rủi ro và tác dụng phụ, và cách mọi người có thể chuẩn bị cho phương pháp điều trị này.

Tổng quan về phương pháp xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao, proton hoặc các hạt khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Các hạt này làm hỏng DNA trong tế bào ung thư, làm chúng mất khả năng sinh sản, làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của chúng. Mặc dù xạ trị có thể ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, nhưng chúng thường hồi phục. Các bác sĩ sử dụng liều lượng bức xạ hiệu quả thấp nhất và xác định chính xác các tế bào ung thư để giảm thiểu thiệt hại cho các mô khỏe mạnh xung quanh.

Tại sao và khi nào cần bắt đầu xạ trị

Xạ trị là một phương pháp điều trị linh hoạt và an toàn. Các bác sĩ có thể sử dụng nó sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u ung thư, vì nó có thể làm giảm nguy cơ tái phát bằng cách tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Nếu một cá nhân bị ung thư vú di căn, đó là khi ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, các bác sĩ cũng có thể chọn điều trị bằng xạ trị để giảm bớt các triệu chứng.

Tỉ lệ thành công

Các cá nhân thường được xạ trị sau phẫu thuật để loại bỏ ung thư vú. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư tái phát sẽ cao hơn nhiều nếu các bác sĩ không sử dụng bức xạ để điều trị cho người bệnh. Khi một người trải qua xạ trị, nguy cơ tái phát là 5–10% so với 20–40% ở những người không được điều trị thêm bằng phương pháp này.

Những điều cần chú ý

Xạ trị không gây đau hoặc khó chịu trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, các tác dụng phụ thường xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Trước khi bắt đầu xạ trị, một cá nhân nên đặt lịch tư vấn với bác sĩ của họ để tìm hiểu chi tiết. Mọi người cũng nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa khi đang xạ trị. Ví dụ, họ nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng và che các vùng da trần khi ra ngoài. Ngoài ra, việc bổ sung chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin A, C, D và E, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của xạ trị. Vì vậy, mọi người nên tập trung vào việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết từ thực phẩm.

Rủi ro

Các tác dụng phụ từ xạ trị là phổ biến. Tác dụng phụ chính là thay đổi da ở những vùng bị ảnh hưởng. Da có thể giống như bị cháy nắng, bao gồm đổi màu, ngứa và bong tróc da. Sau khi điều trị, da ở khu vực này có thể vẫn nhạy cảm khi chạm vào hoặc thay đổi màu sắc. Các tác dụng phụ thường gặp khác bao gồm sưng vú, mệt mỏi và khó chịu ở nách.

Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư vú được sử dụng rộng rãi, an toàn và hiệu quả, tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp xạ trị một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như phẫu thuật và hóa trị. Điều trị xạ trị có thể sử dụng tia xạ chùm bên ngoài hoặc tia xạ chùm bên trong. Liệu pháp có thể điều trị toàn bộ vú hoặc tập trung vào các khu vực cụ thể để giảm thiểu thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hóa trị và Xạ trị trong điều trị ung thư khác nhau như thế nào?

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm