Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về bệnh tả

Bệnh tả là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng thường gây tiêu chảy và mất nước nặng. Bệnh này thường lây truyền qua nước nhiễm bẩn. Đối với những trường hợp bệnh nặng, điều trị kịp thời là cần thiết vì người bệnh có thể từ vong sau vài giờ. Những người đang khỏe mạnh cũng có thể bị mắc bệnh tả.

Hệ thống xử lý nước và nước thải hiện đại đã loại bỏ khuẩn tả ở phần lớn các nước. Tuy nhiên nó vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại ở một số nước châu Á, Mỹ Latin, châu Phi, Ấn Độ và Trung Đông. Những nước bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, nghèo đói và thiên tai có nhiều nguy cơ bùng nổ dịch tả nhất. Đó là vì cư dân phải sống trong vùng đông đúc và kém vệ sinh.

Nguyên nhân

Bệnh tả do một loại vi khuẩn gọi là Vibrio cholera gây ra. Bệnh này dễ gây tử vong do một loại độc chất mạnh gọi là CTX sản sinh bởi vi khuẩn trong ruột non. CTX cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua khi nó liên kết vói thành ruột. Khi vi khuẩn gắn vào thành ruột non, cơ thể bắt đầu tiết ra lượng nước lớn dẫn tới tiêu chảy và mất nước, mất muối nhanh chóng.

Nguồn nước nhiễm bẩn là nguồn lây chính của nhiễm khuẩn tả. Hoa quả, rau và các loại thực phẩm nếu không được xử lý, chế biến kĩ cũng có thể à nguồn lây nhiễm bệnh tả.

Bệnh tả thường không lây từ người sang người qua tiếp xúc bình thường.

Nguy cơ bệnh tả

Một số tác nhân có thể tăng nguy cơ một người mắc bệnh tả cũng như tăng khả năng làm bệnh trầm trọng, bao gồm:

  • Điều kiện thiếu vệ sinh (chẳng hạn vệ sinh kém và nước nhiễm bẩn)
  • Lượng acid trong dạ dày thấp (vi khuẩn tả không sống được ở môi trường giàu acid)
  • Người cùng hộ gia đình mắc bệnh
  • Nhóm máu O (không rõ lý do tại sao, nhưng có lẽ nhiều người nhóm máu này có nguy cơ mắc tả hơn những người khác)
  • Ăn thủy sản có vỏ sống (nếu thủy sản sống ở vùng nước bẩn có khuẩn tả, đó là nguy cơ mắc bệnh)

Triệu chứng

Phần lớn mọi người phơi nhiễm với khuẩn tả không tiến triển thành bệnh. Trên thực tế, phân lớn trường hợp người ta không biết mình đã phơi nhiễm. Một khi bị nhiễm khuẩn, người nhiễm tiếp tục thải khuẩn tả qua phân từ 7 đến 14 ngày. Bệnh tả thường gây ra tiêu chảy nhẹ đến vừa như bệnh thông thường khác.

Một trên 10 người bị nhiễm khuẩn sẽ tiến triển các triệu chứng điển hình trong 2 đến 3 ngày sau khi nhiễm khuẩn.

Triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Đột ngột khởi phát tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Mất nước nhẹ đến nặng

Mất nước do tả thường nặng và có thê gây mệt mỏi, ủ rũ, mắt trũng, khô miệng, da nhăn nheo, rất khát nước, giảm nước tiểu, nhịp tim thất thường, huyết áp thấp.

Mất nước có thể dẫn đến mất chất khoáng trong máu và mất cân bằng điện giải. Dấu hiệu đầu tiên của mất cân bằng điện giải là co rút cơ nặng và có thể dẫn đến sốc.

Trẻ em thường có chung triệu chứng tả như người lớn. Trẻ cũng có những triệu chứng sau:

  • Trạng thái lơ mơ nặng
  • Sốt
  • Co giật
  • Hôn mê

Tả hiếm khi xảy ra ở các quốc gia thế giới thứ nhất. Nếu bạn thực hành an toàn thực phẩm đúng cách, ngay cả đối với vùng lưu hành dịch, nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ thấp. Mặc dù vậy, bệnh tả vẫn có thể diễn ra ở toàn cầu. Nếu bạn bị tiêu chảy nặng sau khi đến vùng có tỉ lệ tả cao, bạn nên đến khám bác sĩ.

Chẩn đoán và chữa trị

Nếu bạn có các triệu chứng của tả, bạn nên liên hệ bác sĩ. Bác sĩ có thể xác minh bạn có bị tả hay không bằng các phát hiện vi khuẩn trong mẫu phân.

Những phương pháp chữa tả thông thường bao gồm:

  • Bù nước và muối đường uống (oresol)
  • Truyền nước tĩnh mạch
  • Kháng sinh
  • Cung cấp kẽm

Những phương pháp này sẽ đưa dung dịch vào cơ thể và bù nước đã mất. Chúng cũng giúp giảm thời gian tiêu chảy.

Biến chứng

Bệnh tả có thể tử vong. Ở những ca nặng, mất nước và chất điện giải nhanh chóng có thể gây ra tử vong từ 2-3 giờ. Thậm chí ở những ca điển hình, nếu bệnh không được chữa, người bệnh cso thể mất nước và sốc nhanh nhất từ 18 tiếng.

Sốc và tiêu chảy nặng là những biến chứng nặng nhất. Tuy nhiên một số vấn đề khác có thể xảy ra ví dụ:

  • Hạ đường huyết
  • Hạ Kali
  • Suy thận

Ngăn ngừa nhiễm bệnh

Nếu bạn đang đến vùng lưu hành dịch, nguy cơ bạn mắc bệnh vẫn thấp nếu bạn thực hiện đúng các khuyến cáo sau:

  • Rửa tay sạch với nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh 
  • Chỉ uống nước sạch đóng chai hoặc nước sôi
  • Tránh thực phẩm và thủy hải sản sống
  • Tránh thực phẩm từ sữa
  • Rửa sạch, gọt vỏ khi ăn rau quả.

Vì vắc xin tả không có nhiều hiệu quả và phần lớn mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh thấp, bác sĩ sẽ không chỉ định dùng vắc xin. Nếu bạn từng tiêm vắc xin tả và chuẩn bị đi tới quốc gia bị đe dọa bởi dịch tả, bạn có thể cần liều thứ hai hoặc tiêm nhắc lại.

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

Xem thêm