Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiểu đường và thức ăn phù hợp

Nhiều bệnh nhân tiểu đường thường băn khoăn vì chế độ ăn quá khắt khe. Trong các bữa tiệc chỉ có dự mà không dám ăn, cuộc sống ẩm thực không còn gì là thú vị nữa! Thế nhưng, theo các bác sĩ, không hẳn phải bi quan đến như vậy…

Chọn thức ăn để giữ đường huyết ổn định

Theo bác sĩ Ngô Văn Quỹ và bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng thành phố), ăn uống phù hợp giúp giữ được tỷ lệ đường huyết ổn định, không lên xuống bất thường; giữ cho các chất béo trong máu ở mức độ vừa phải, phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, béo phì,… 

Đối với bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insuline (týp 1), sau bữa ăn, tỷ lệ đường huyết sẽ tăng lên nên thường được giải quyết bằng phương pháp tiêm insuline (trước khi ăn) và dùng một lượng thực phẩm bổ sung phù hợp.

Người bệnh chỉ nên sử dụng đường trong các món nấu nướng như: canh chua, kho cá, thịt, pha nước mắm,… hoặc chỉ nửa muỗng cà phê trong tách cà phê sáng. Nên ưu tiên sử dụng chất bột đường phức tạp như đậu, khoai, gạo, mì, nui, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt. Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết và nhiều chất xơ cần thiết.

Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến 2/3 bệnh nhân không phụ thuộc insuline (týp 2) và cũng là những người mập phì, có số cân nặng dư thừa, một điều không tốt cho sức khỏe.

Theo các bác sĩ, chỉ riêng việc giảm cân đã là cách điều trị có hiệu quả, không cần dùng đến thuốc hoặc dùng với liều lượng rất ít và chỉ trong thời gian ngắn. Trong chế độ ăn giảm cân, người bệnh tăng cường lượng rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc thay cho cơm và các thức ăn chiên, quay; nên uống các loại nước trái cây, sữa đã lọc bỏ bơ, cà phê đen không đường… Tuy nhiên, luyện tập thể dục ở mức độ vừa phải (đi bộ, lao động hằng ngày, chạy xe đạp, bơi lội,…) cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Có thể chủ động thay thế các món ăn

Theo bác sĩ Kim Hưng, người bệnh tiểu đường cần biết cách tổ chức các bữa ăn cho mình và cho cả gia đình. Đừng để gia đình phải “chịu đựng” vì chế độ ăn kiêng của mình. Hơn nữa, cách ăn uống của người tiểu đường cũng là cách ăn uống tốt nhất cho tất cả mọi người trong gia đình. Có đến hàng trăm, hàng nghìn món ăn khác nhau để ta lựa chọn và thay đổi.

Khi đi ăn tiệc hay công tác, người tiểu đường nắm được những nguyên tắc chính trong chế độ ăn uống sẽ dễ chủ động trong việc chọn món ăn phù hợp. Những thức ăn thông dụng nhất có thể xem là “thức ăn mẫu” và được chọn trong các bữa ăn hằng ngày ở nước ta là: cơm – thịt heo nạc – rau xanh – dầu ăn.

Khi đã xác định số lượng calo phù hợp với nhu cầu hằng ngày của mình (2.000 calo cho người lao động nhiều, người bệnh suy kiệt, phụ nữ mang thai; khoảng 1.600 calo cho người làm việc nhẹ, người đang thực hiện giảm cân,…) thì người bệnh có thể thay thế hàng trăm món khác vào “công thức mẫu” trên – Điều mà xưa nay nhiều người bệnh vốn không biết hoặc “thà nhịn chứ không dám ăn mạo hiểm”.

Đối với cơm, ta có thể thay thế bằng xôi, bún, nui luộc, bánh phở, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh mì, bánh chưng, mì ăn liền,…

Trong khi đó, thịt nạc có thể thay thế bằng: thịt bò, cá nạc, lươn, gà, chim, tôm tép tươi, ếch, cua, tàu hũ, trứng, chả lụa, tim, gan, nghêu, sò, sữa bò, sữa đậu nành. Dầu ăn có thể chọn đậu phộng, mè, nước cốt dừa, ít mỡ heo…

Về rau, người bệnh có thể chọn: rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp,… Nhiều bác sĩ khuyên nên dùng nhiều rau xanh trong ngày nếu thích, có thể hơn mức 400g (tương đương 2-3 bó rau). Ở trái cây, người bệnh có thể chọn các loại: đu đủ, dưa hấu, chuối già, chuối sứ, cam, quít, xoài, chôm chôm, thanh long, táo, bưởi, ổi, mận, vú sữa…

Tuy nhiên, người tiểu đường nên chia số lượng thức ăn trong ngày ra làm 4 hay 6 bữa, phù hợp với nếp sống và thời gian sinh hoạt, làm việc. Thông thường, chia 2/3 lượng thức ăn vào 3 bữa chính: sáng, trưa và chiều. Số còn lại dùng giữa các bữa chính và tối trước khi đi ngủ.

Theo CBTĐ
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm