Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm vắc-xin sởi - Rubella: những lưu ý cần thiết

Trong tiêm chủng thường xuyên: Đối với vắc-xin sởi, tiêm mũi thứ nhất cho trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

Nhằm cung cấp những thông tin cập nhật đầy đủ về bệnh sởi, Rubella, các biện pháp phòng bệnh cũng như những điều cần biết về vắc-xin phối hợp sởi - Rubella trong Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - Rubella cho trẻ 1 - 14 tuổi trên toàn quốc; Dự án Tiêm chủng mở rộng - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã biên soạn cuốn “Hỏi đáp về bệnh sởi và bệnh Rubella”.

Báo SK&ĐS xin cung cấp tới độc giả nội dung cuốn sổ tay hỏi đáp, hy vọng sẽ giải đáp những thắc mắc, tư vấn cho cha mẹ và cộng đồng những thông tin hữu ích trong quá trình triển khai vắc-xin này.

6.  Lịch tiêm vắc-xin sởi và vắc-xin sởi - Rubella trong Chương trình TCMR ở Việt Nam là như thế nào?

Trong tiêm chủng thường xuyên: Đối với vắc-xin sởi, tiêm mũi thứ nhất cho trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

Trong chiến dịch tiêm tiêm vắc-xin sởi - Rubella năm 2014 - 2015: Tất cả trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi được tiêm 1 mũi vắc-xin phối hợp sởi - Rubella.

Phụ nữ cần được tiêm chủng vắc-xin Rubella trước khi có kế hoạch mang thai ít nhất 1 tháng.

7.  Nữ tuổi sinh đẻ có cần tiêm vắc-xin Rubella?

Phụ nữ có thai chưa được tiêm phòng bệnh Rubella trước thời gian mang thai, nếu nhiễm virut Rubella trong 3 tháng đầu của kỳ mang thai có thể truyền virut sang cho thai nhi gây hội chứng Rubella bẩm sinh. Vì vậy phụ nữ cần được tiêm chủng vắc-xin Rubella trước khi có kế hoạch mang thai ít nhất 1 tháng.

8.  Trường hợp nào cần chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm vắc-xin sởi - Rubella?

Không tiêm vắc-xin sởi - Rubella trong các trường hợp sau:

Có tiền sử sốc hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vắc-xin chứa thành phần sởi hoặc Rubella như: sốt cao trên 39oC kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở, sốc.

Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc-xin, ví dụ với neomycin.

Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan).

Tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng bẩm sinh hoặc mắc phải (AIDS).

Phụ nữ có thai.

Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tạm hoãn tiêm vắc-xin sởi - Rubella trong các trường hợp sau:

Mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

Trẻ sốt ≥ 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5oC (đo nhiệt độ tại nách).

Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch hoặc truyền máu, huyết tương trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B. Do vậy trong vòng 2 tuần sau tiêm vắc-xin không nên sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch.

Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày, thuốc ức chế miễn dịch khác hay điều trị xạ trị.

Mắc bệnh bạch cầu cấp, thiếu máu nặng, các bệnh máu nghiêm trọng khác hoặc truyền máu.

Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

9.  Các trường hợp dị tật, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV có thuộc diện chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm vắc-xin sởi - Rubella không?

Các trường hợp dị tật nhưng không suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy gan, suy thận và không thuộc các chống chỉ định hay tạm hoãn nêu tại câu 8 thì không chống chỉ định hoặc hoãn tiêm vắc-xin sởi, Rubella.

Trường hợp suy dinh dưỡng không thuộc diện chống chỉ định tiêm vắc-xin sởi - Rubella.

Các trường hợp nghi nhiễm HIV hoặc nhiễm HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS không thuộc diện chống chỉ định tiêm vắc-xin sởi - Rubella.

10.  Tiêm vắc-xin sởi - Rubella cho phụ nữ mang thai sẽ có ảnh hưởng gì?

Không nên dùng vắc-xin sởi - Rubella cho phụ nữ mang thai vì đây là vắc-xin sống, giảm độc lực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc thận trọng tránh tiêm vắc-xin Rubella cho phụ nữ có thai là để phòng ngừa nguy cơ gây dị tật thai nhi theo lý thuyết mặc dù nguy cơ này chưa được chứng minh. Tuy nhiên, trên thực tế không ghi nhận tiêm vắc-xin sởi - Rubella trong khi mang thai gây sẩy thai. Không ghi nhận trường hợp hội chứng Rubella bẩm sinh đối với trên 1.000 trường hợp phụ nữ mang thai vô tình được tiêm vắc-xin Rubella trong thời gian đầu thai kỳ. Do đó, nên tiêm vắc-xin trước khi có kế hoạch mang thai ít nhất từ 1 tháng trở lên.

Theo Dự án Tiêm chủng mở rộng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm