Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm thuốc làm đầy có thể gây hại!

Nếu chị em mong muốn làm đẹp, vì có nơi nào đó trong cơ thể xẹp quá cần phải nâng lên, như mũi xẹp quá (mình là dân “da vàng mũi tẹt” mà), để có được chiếc mũi cao thanh tú thì hiện nay có một giải pháp gọi là tiêm chất làm đầy để nâng mũi. Tuy nhiên, nâng mũi tiêm chất làm đầy không phải là không có tác hại.

Tiêm thuốc làm đầy có thể gây hại!

Chất làm đầy hay còn gọi “filler”, và tiêm filler không rõ nguồn gốc, tiêm không đúng chỗ, tiêm nhầm mạch máu hay sử dụng quá số lượng… là nguyên nhân khiến cho phương pháp làm đẹp này này trở thành mối nguy hiểm khôn lường.

Filler được dùng có thể là axít hyaluronic, collagen dạng tiêm,  (Sculptra), canxi (Radiesse). Riêng axít hyaluronic (dùng ở dạng muối có tên hyaluronat) là chất tự nhiên trong cơ thể người, có nồng độ cao trong mô khớp và dịch khớp với vai trò bôi trơn, giảm xóc, bảo vệ khớp. Vì vậy, bác sĩ khoa cơ-xương-khớp có khi dùng axít hyaluronic tiêm vào khớp người bệnh để ức chế thoái hóa khớp, thúc đẩy tổng hợp tế bào sụn khớp.

Các filler vừa kể được gọi là “chất làm đầy không vĩnh viễn” vì có tuổi thọ chỉ kéo dài từ 4 đến 18 tháng, tức sau thời gian này chất làm đầy sẽ tiêu tan, và thế là người ta lại tiếp tục tiêm filler để làm đầy.

Tiêm thuốc làm đầy có thể gây hại!

Có chất làm đầy vĩnh viễn: đó là silicon dạng lỏng. Tuy nhiên sau khi phát hiện filler loại này có để lại di chứng gây tác hại dữ dội nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Cho tới nay, dù đã được cảnh báo tác hại của silicon trong làm đẹp, nhưng rất nhiều chị em phụ nữ ở ta vẫn để ngoài tai. Sự thực được minh chứng bằng những tai biến sau khi nâng mũi bằng silicon làm mặt biến dạng, tiêm silicon lỏng vào ngực dẫn đến hoại tử vùng ngực... Xin được nhắc lại, tuyệt đối không dùng silicon lỏng tiêm vào bất cứ nơi đâu để làm đẹp!

Mục đích của tiêm filler không vĩnh viễn là làm tăng thể tích của một bộ phận nào đó trong thời gian ngắn. Filler thường được dùng để nâng mũi, độn cằm, tiêm môi hình trái tim, thậm chí là tạo hình tai Phật… Filler thường được sử dụng trong thẩm mỹ làm đầy môi, độn cằm, xóa nếp nhăn bằng việc dùng loại kim chuyên biệt tiêm vào da một lượng rất nhỏ. Chất làm đầy này sẽ tạo thành một khối mô nhầy nằm dưới những nếp nhăn, giúp da căng hơn như ở khóe miệng, vùng trán, đuôi mắt hoặc dùng để độn cằm, tạo đường cong, làm thẳng sống mũi, làm hở cánh mũi.

Nên lưu ý, thủ thuật tiêm filler có vẻ đơn giản nên nhiều cơ sở không giấy phép cũng thực hiện, chèo kéo khách hàng. Quy định của các cơ quan tổ chức y tế, y khoa trên thế giới đều bắt buộc người thực hiện tiêm filler phải là bác sĩ được cấp giấy phép. Biến chứng của filler tuy hiếm gặp nhưng nếu có sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của những người không có chuyên môn hoặc không có giấy phép.

Trên thực tế, vẫn tồn tại nhiều cơ sở thẩm mỹ chưa có giấy phép, không có bác sĩ, đôi khi chỉ là thợ cắt tóc, làm móng. Chính các cơ sở thẩm mỹ này thực hiện cách làm đẹp tiêm filler để làm căng mọng môi, nâng cao mũi, độn cằm, làm đầy đặn vùng da ngực, làm đầy nếp nhăn, nâng cao cung mày, vùng xương gò má...

Theo khuyến cáo của các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ, ngoài việc sử dụng filler không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng tại các cơ sở chui, bác sĩ không có tay nghề thì bản thân việc sử dụng filler có chất lượng cũng ẩn chứa đầy hiểm họa như: làm liệt cơ mặt và gây nên những biến chứng khó lường. Trường hợp không hiếm đã được kể ở trên là sau khi tiêm filler nâng mũi thì thấy thấy mắt trái mờ, tay chân bên phải yếu dần, đưa đến bệnh viện cứu cấp thì đúng là đột quỵ, mù mắt do  tiêm chất làm đầy

Một bác sĩ cho biết,  cho biết nguy cơ có thể xảy ra khi tiêm chất làm đầy là gây tắc mạch vùng tiêm. Ví dụ như tiêm vùng mắt, gây tắc mạch có thể dẫn đến bị mù mắt, tiêm vùng má, mũi gây tắc mạch thì gây hoại tử mũi hoặc một phần mũi, hay tắc những mạch máu dẫn lên não có thể làm liệt một phần cơ thể. Ngoài ra, còn có nguy cơ bị nhiễm trùng do tiêm chích.

Tóm lại, xin ghi nhớ tiêm filler cũng giống sử dụng con dao hai lưỡi. Đó là làm đẹp nhưng đồng thời cũng có thể gây tai biến cho người muốn làm đẹp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Botox và một làn da không nếp nhăn

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm