Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm nhiều loại vắc-xin trong một buổi có an toàn cho trẻ?

Theo lịch tiêm chủng cho trẻ em, một số loại vắc-xin được tiêm chủng trong cùng một buổi tiêm chủng hoặc do trì hoãn tiêm chủng theo lịch, một số trẻ được chỉ định tiêm bù, có thể dùng từ hai loại vắc-xin trong một buổi tiêm chủng. Một số cha mẹ bày tỏ băn khoăn khi cùng lúc dùng nhiều vắc-xin.

Tiêm nhiều loại vắc-xin trong một buổi có an toàn cho trẻ?

 

Tiêm chủng đầy đủ để trẻ được bảo vệ

Mới đây, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia có nhận được phản ánh từ một số cha mẹ về việc con của họ được uống vắc-xin bại liệt chung với vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem. Ý kiến có nêu: “Tôi cảm thấy băn khoăn vì cùng lúc nhiều vắc-xin như vậy có làm tăng nguy cơ phản ứng, sốt cao hơn cho con của mình?”.

Tiêm chủng các mũi vắc-xin phối hợp sẽ giúp giảm số lần cha mẹ phải đưa trẻ đến điểm tiêm chủng.

Tiêm chủng các mũi vắc-xin phối hợp sẽ giúp giảm số lần cha mẹ phải đưa trẻ đến điểm tiêm chủng.

Về vấn đề nêu trên, chuyên gia Dự án Tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) chia sẻ, theo lịch tiêm chủng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ khi đủ 2, 3, 4 tháng tuổi sẽ được uống vắc-xin bại liệt và được tiêm vắc-xin phối hợp phòng 5 bệnh là bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan b- Hib (“vắc-xin 5 trong 1”) trong buổi tiêm chủng thường xuyên hàng tháng. Việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như khả năng sinh miễn dịch của mỗi vắc-xin. Việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi tiêm chủng cho trẻ sẽ giảm số lần cha mẹ phải đưa trẻ tới điểm tiêm chủng và đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng đúng lịch, hạn chế tình trạng tiêm muộn, bỏ mũi do cha mẹ quên lịch hoặc trẻ bị ốm.

Các chuyên gia tiêm chủng cho hay, cũng có trường hợp khi 2 tháng tuổi trẻ mới được gia đình đưa đi tiêm phòng lao. Lúc này, cán bộ tiêm chủng tư vấn: cùng với tiêm vắc-xin lao, bé cần tiêm thêm mũi vắc-xin “5 trong 1 Quinvaxem” và uống vắc-xin bại liệt.

Với các trường hợp tiêm nhiều như vậy, các gia đình thường băn khoăn, lo ngại về nguy cơ gia tăng các phản ứng không mong muốn. Về vấn đề này, Dự án Tiêm chủng mở rộng - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, theo lịch tiêm chủng, trẻ cần được tiêm vắc-xin phòng lao (BCG) lúc sơ sinh. Trẻ 2 tháng tuổi cần được uống vắc-xin bại liệt và tiêm vắc-xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib (vắc-xin “5 trong 1”). Với trẻ 2 tháng tuổi nếu chưa tiêm chủng các loại vắc-xin trên thì cần được tiêm chủng trong buổi tiêm chủng thường xuyên; tiêm chủng các loại vắc-xin đó trong cùng một buổi tiêm chủng là đúng. Chuyên gia cũng lưu ý thêm “Việc tiêm chủng nhiều loại vắc-xin trong cùng một buổi tiêm chủng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Với trẻ 2 tháng tuổi nêu trên, sau lần tiêm chủng đó, trẻ cần tiếp tục được tiêm chủng lần 2 và lần 3 vắc-xin bại liệt và vắc-xin “5 trong 1” cách nhau 1 tháng”. Lưu ý, cần tiêm ở những vị trí khác nhau với trẻ tiêm chủng nhiều mũi trong một buổi tiêm chủng.

Tiêm chủng đầy đủ để đạt hiệu quả tối ưu

PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết: Tiêm chủng là việc sử dụng vắc-xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động, đặc hiệu để chống lại bệnh truyền nhiễm. Hầu hết những người được tiêm chủng vắc-xin sẽ có miễn dịch và được bảo vệ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Đối với trẻ nhỏ mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không được tiêm chủng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Có những bệnh truyền nhiễm sẽ để lại di chứng suốt đời, thậm chí tử vong. Chúng ta chỉ có thể ngừng tiêm chủng vắc-xin khi toàn cầu thanh toán hoàn toàn bệnh truyền nhiễm đó như đã thanh toán bệnh đậu mùa trên toàn cầu.

Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Vì vậy, các bậc cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tại các trạm y tế xã, phường trên toàn quốc. Dịch sẽ bùng phát trở lại nếu lơ là tiêm chủng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vaccin MMR phòng sởi - quai bị - rubella cho trẻ em
Theo Sức khỏe & Đời sống/ Dự án TCMR
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm