Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn ở trẻ em và những điều cần biết

Trời ẩm lạnh là thời điểm thuận lợi cho các bệnh viêm đường hô hấp phát triển. Trong số đó phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm phổi ở trẻ em.

Lợi ích của việc tiêm vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ em

Loại vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn này có khả năng bảo vệ trẻ em trước căn bệnh viêm phổi gây nên bởi phế cầu. Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể dẫn tới những biến chứng đáng lo ngại. Tại Mỹ, nhiễm phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong số những bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trước khi vaccine phòng phế cầu ra đời, tại Mỹ, nhiễm phế cầu khuẩn đã gây ra hơn 700 ca viêm màng não mủ, 13.000 ca nhiễm khuẩn huyết và 5 triệu ca viêm tai ở trẻ em dưới 5 tuổi. Loại vaccin phòng phế cầu có hiệu quả phòng bệnh cho 90% những người được chủng ngừa.

Phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus pneumonia. Chúng sống trong dịch nhầy niêm mạc mũi và thành sau họng. Khi phát triển đến một số lượng nhất định, chúng có thể gây nhiễm trùng hô hấp, viêm tai giữa hay viêm xoang. Kháng sinh như penicillin có thể tiêu diệt vi khuẩn này. Tuy nhiên hiện nay, khoảng 40% số chủng phế cầu khuẩn đang kháng lại kháng sinh.

Phế cầu khuẩn lây lan theo con đường tiếp xúc trực tiếp và qua các dịch tiết khi người bệnh ho, hắt hơi. Các căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não mủ và viêm phổi có thể khởi phát trong vòng vài ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn.

Các triệu chứng của viêm phổi do phế cầu khuẩn bao gồm: sốt và cảm giác ớn lạnh, cơ thể lạnh run kèm theo đau ngực, ho, khó thở, thở gấp, tim đập nhanh, mệt mỏi và kiệt sức. Các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn và đau đầu thường ít phổ biến hơn.

Vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn

Ở Mỹ, Vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn PCV13 hay Prevnar 13 đã được sử dụng kể từ năm 2010 có hiệu quả ưu việt hơn hẳn so với loại vaccine trước kia trong việc bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng do một số chủng phế cầu gây ra. Theo CDC, PCV13 có tác dụng phòng ngừa một số chủng phế cầu thường gây những nhiễm trùng nguy hiểm nhất cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Hiện nay, ở Việt Nam có 02 loại vaccine ngừa phế cầu khuẩn: 

Vaccine ngừa phế cầu Synflorix có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, với mục đích phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu (Streptococcus pneumoniae: tuýp huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F) như: Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính và ngừa viêm tai giữa cấp tính gây ra bởi Haemophilus influenza không định tuýp. Lịch tiêm phòng Synflorix như sau:

Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi: Có thể sử dụng 1 trong 2 phác đồ cơ bản sau:

  • Liệu trình 3 + 1: được khuyến cáo sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu:
    • Liều 1 có thể dùng bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi (nhưng thường sử dụng khi 2 tháng tuổi).
    • Liều thứ 2 cách liều thứ 1 tối thiểu 1 tháng.
    • Liều thứ 3 cách liều thứ 2 tối thiểu cũng 1 tháng.
    • Liều nhắc lại được chỉ định cách liều thứ 3 tối thiểu 6 tháng.
  • Liệu trình 2 + 1: (được sử dụng để thay thế phác đồ 3 +1):
    • Liều đầu tiên có thể dùng khi trẻ được 6 tuần tuổi.
    • Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 2 tháng.
    • Liều nhắc lại cách liều thứ 2 tối thiểu 6 tháng.
  • Phác đồ cho trẻ sinh non (ít nhất sinh non từ 27 tuần tuổi thai): tiêm chủng Synflorix khi trẻ được 2 tháng tuổi, và sử dụng phác đồ cơ bản 3 +1 ở trên.

Trẻ lớn từ 7 – 11 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng Synflorix trước đó)

  • Sử dụng lịch trình 2 liều tiêm 0,5ml. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng.
  • Liều nhắc lại (liều thứ 3) được tiêm khi trẻ hơn 1 tuổi, tuy nhiên phải cách liều thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ lớn từ 1 đến 5 tuổi (chưa được tiêm phòng Synflorix trước đó)

  • Lịch trình tiêm 2 liều. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tháng.
  • Không cần phải tiêm nhắc lại.

Vaccine ngừa phế cầu Pneumo 23 là vắc xin phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng do Phế cầu khuẩn gây ra (viêm phổi, viêm tai giữa…) cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra vắc xin còn được chỉ định cho các đối tượng có nguy cơ cao (người trên 65 tuổi -đặc biệt là người cao tuổi sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở từ thiện; người giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, suy giảm miễn dịch: cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng thận hư…; những người thường xuyên phải nhập viện: tiểu đường, viêm phế quản mạn, thiểu năng hô hấp, COPD, suy tim, nghiện rượu, nghiện thuốc lá…

Lịch tiêm Pneumo 23 như sau: 

  • Liều cơ bản: tiêm 1 mũi 0,5ml.
  • Nhắc lại: Cứ sau 3 – 5 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

Những trẻ không nên tiêm vaccine phòng phế cầu khuẩn

Những trẻ gặp những phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi đã từng được tiêm vaccin phòng phế cầu hay một số loại vaccine khác không nên tiêm.

Nếu trẻ đã từng bị sốc phản vệ khi tiêm vaccine, hãy trao đổi với bác sỹ để xem liệu vaccine phòng phế cầu có phù hợp cho trẻ hay không.

Thận trọng khi sử dụng vaccine

Trẻ bị sốt cao hay bị mắc một bệnh nghiêm trọng nào đó như viêm phổi, hãy đợi cho tới khi tình trạng của trẻ được cải thiện rồi mới cho trẻ đi tiêm. Hệ miễn dịch của trẻ sẽ đáp ứng tốt hơn với vaccin khi trẻ khỏe mạnh.

Đối với trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh do phế cầu (như trẻ mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm, suy lách, nhiễm HIV, mắc các bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch): liệu trình tiêm phòng Synflorix thích hợp nên tiến hành khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Đối với trẻ sinh non tháng (sinh dưới 28 tuần tuổi thai kỳ), tiêm phòng vaccin phế cầu Synflorix có hiệu quả cao, do vậy cần cân nhắc tiêm cho trẻ. Tuy nhiên, việc tiêm phòng cho nhóm trẻ này phải có sự chỉ định của bác sỹ và theo dõi nghiêm ngặt  nguy cơ ngừng thở tiềm tàng và cần phải theo dõi hô hấp trong vòng 48-72h sau khi tiêm phòng. 

Các tác dụng không mong muốn

Khoảng một phần ba đến một nửa số trẻ em được tiêm vaccin thường bị buồn ngủ, tấy đỏ và hơi đau tại vị trí tiêm, đồng thời bị mất vị giác. Cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị sưng tại nơi tiêm, 1/3 trẻ bị sốt nhẹ và 1/20 trẻ bị sốt cao. Hầu hết trẻ em đều có biểu hiện khó chịu và quấy khóc sau tiêm phòng.

Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng mặc dù hiếm gặp nhưng có thể xảy ra với bất kỳ loại vaccine nào. Hãy trao đổi với bác sỹ về các tác dụng không mong muốn trẻ có thể gặp phải sau khi tiêm vaccine.

Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng với loại vaccine được tiêm, hãy thông báo ngay cho bác sỹ hoặc cán bộ tiêm chủng để được can thiệp y tế tạm thời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự thật và hiểu lầm về vaccine

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm