Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc ung thư đầu tiên trong nhóm TKI thế hệ thứ 3 được FDA phê duyệt cho chỉ định điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến T790M kháng thuốc mắc phải

Các nhà khoa học thuộc bộ phận nghiên cứu và phát triển của tập đoàn Dược Phẩm AstraZeneca đã phát minh ra loại thuốc điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) có đột biến thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (Epidermal Growth Factor Receptors - EGFRs) T790M kháng thuốc mắc phải, vốn được xem là đột biến gây kháng thuốc ung thư đã điều trị trước đó .

Khoảng 60% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Việt Nam có mang đột biến EGFR, trong đó chủ yếu là các đột biến nhạy thuốc [1]. Điều này có nghĩa là các bệnh nhân này khi điều trị với các thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI) sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi điều trị khoảng 8-14 tháng, các bệnh nhân không còn đáp ứng với các TKI này nữa và kết quả là khối u cũng như khối di căn sẽ phát triển trở lại [2]. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kháng thuốc này là do khối u đã phát triển đột biến kháng thuốc hay còn gọi là đột biến T790M mắc phải [3].

Ngày 27 tháng 3 năm 2018, Cục Quản Lý Dược Việt Nam đã phê duyệt thuốc Tagrisso với hai hàm lượng 40mg và 80mg (là thuốc chứa Osimertinib), một thuốc ung thư đường uống thuộc nhóm thuốc TKI thế hệ ba, cho những bệnh nhân ung thư phổi loại không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến (EGFR) T790M dương tính. Khác với các thuốc TKI thế hệ cũ, Osimertinib có tác dụng trên khối u có đột biến T790M và cả những đột biến nhạy thuốc. Ngoài ra, Osimertinib lại ít có tác dụng trên các thụ thể tế bào biểu mô bình thường giúp giảm thiểu các tác dụng ngoại ý của nhóm thuốc TKI như nổi mẩn, viêm quanh móng…[4]

Trước đó, tháng 11 năm 2015, Cục quản lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ FDA đã đặc cách phê duyệt nhanh và đến tháng ba năm 2017 FDA đã phê duyệt hoàn toàn Osimertinib trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR T790M [5]. Việc phê duyệt dựa trên hai thử nghiệm lâm sàng pha II và một thử nghiệm lâm sàng đa quốc gia pha III với 419 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu pha III này cho thấy Osimertinib có hiệu quả điều trị cao hơn và độ dung nạp tốt hơn so với thuốc hóa chất [6]. Hiện nay, Osimertinib đã được phê duyệt trên 63 quốc gia trên toàn thế giới [7].

Cho đến nay, Osimertinib là thuốc đầu tiên trong nhóm TKI thế hệ thứ 3 được FDA phê duyệt trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến EGFR  T790M mắc phải. Ông Sean Bohen, Phó chủ tịch điều hành, giám đốc phát triển toàn cầu và giám đốc bộ Phận Y khoa của AstraZeneca cho biết: “Bằng cách theo đuổi nghiên cứu khoa học, chúng tôi mong muốn làm sao để việc điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ như là điều trị một bệnh mãn tính, có thể điều trị được và cột mốc này đưa chúng tôi đến mục tiêu gần hơn một bước”.

Thật vậy, bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trước đây được điều trị với thuốc hóa chất nhưng thời gian sống bệnh không tiến triển (PFS) khoảng 5-6 tháng và có nhiều tác dụng ngoại ý [8]. Cùng với sự phát triển của ngành sinh học phân tử và việc phát hiện các đích nhắm phân tử trong điều trị ung thư phổi, bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR có thể hưởng lợi ích từ các thuốc TKI thế hệ cũ giúp kéo dài thời gian sống không bệnh tiến triển khoảng 8-14 tháng và sau đó tiếp tục điều trị với Osimertinib để có thêm 10-11 tháng bệnh không tiến triển [2,6].

Với việc FDA phê duyệt, số bệnh nhân được hưởng lợi từ Osimertinib đến tháng tháng 11 năm 2017 đã lên đến hơn mười ba ngàn bệnh nhân-năm [7]. Tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược phê duyệt Osimertinib đã mở ra cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở Việt Nam cơ hội tiếp cận điều trị đặc hiệu tiên tiến, có thêm niềm hy vọng vượt qua bệnh ung thư.

Tài liệu tham khảo

PIONEER_Pan-Chyr Yang et al. J Clin Oncol 30, 2012

Langer C. J Clin Oncol. 2013;31(27):3303-3306

 Yu HA et al. Analysis of tumor specimens at the time of acquired resistance to EGFR TKI therapy in 155 patients with EGFR-mutant lung cancers. Clin cancer res;19(8);2240-7

Osimertinib, Thông tin kê toa

Approved Drug Products with Therapeutic Equivalence evaluation www.fda.gov

Mok et al. Osimertinib or platinum-pemetrexed in EGFR T790M-positive lung cancer. N Engl J Med 376;7,2017

PBRER Osimertinib from 13th May 2017 to 12th November 2017, AZ Data on file

Mok T et al. N engl J Med. 2009; 361: 947-957

Chữ viết tắt

EGFR: Epidermal Growth Factor Receptor

TKI: Tyrosine Kinase Inhibitor

FDA: Food and Drug Administration

PFS: Progression Free Survival

Theo AstraZeneca
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm