Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm chuyển gen và những điều còn tranh cãi

GMO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Genetically Modified Organisms, có nghĩa sinh vật biến đổi gen, kể cả gia súc lẫn gia cầm.

GMO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Genetically Modified Organisms, có nghĩa sinh vật biến đổi gen, kể cả gia súc lẫn gia cầm. Đây là nhóm thực phẩm mới, song nó lại gây tranh cãi trong dư luận. Liên quan đến GMO, tạp chí Khoa học phổ thông của Mỹ (PS) vừa cập nhật một giải đáp được sáng tỏ dưới góc độ khoa học.
Kỹ thuật di truyền là một công nghệ cực đoan?
Cho đến nay con người đã tạo được rất nhiều gen cây trồng bằng cách chọn giống theo những đặc tính mong muốn. Hầu như các loại cây lương thực hiện nay đều được tăng cường gen theo những cách khác nhau. Vì vậy, GMO không phải là thực phẩm cực đoan, song kỹ thuật chuyển gen quả thực lại có sự khác biệt lớn so với các giống cây trồng truyền thống.
Thực phẩm chuyển gen.
 
Cách tạo ra các sản phẩm GMO có thể tóm tắt như sau: Người ta lấy một chút DNA từ một sinh vật, sửa đổi hoặc tạo ra các bản sao, kết hợp vào hệ gen của cùng loài hoặc loài thứ hai bằng cách sử dụng vi khuẩn để tạo vật liệu di truyền mới, hoặc bằng cách cài xen các hạt kim loại bọc DNA siêu nhỏ vào tế bào thực vật thông qua súng bắn gen. Trong khi các nhà khoa học không thể kiểm soát chính xác nơi DNA ngoại lai sẽ “hạ cánh”, nên phải tiến hành lặp đi lặp lại thí nghiệm cho đến khi tạo được một bộ gen mới có chứa các thông tin chính xác và nằm vào đúng vị trí đã ấn định.
Theo ông Peggy G. Lemaux, chuyên gia sinh học ở Đại học California, Berkeley, Mỹ thì quá trình trên có độ chính xác cao và qua sản phẩm GMO, khoa học biết được chính xác thông tin di truyền đang sử dụng, hành trình di chuyển trong hệ gen, đồng thời có thể biết được cả chất gây dị ứng hay độc tố, hoặc biến đổi thành gen khác.
 
Sinh vật GMO có thể gây dị ứng, ung thư và các vấn đề khác về sức khỏe cho con người?
Nhiều người lo lắng nếu đưa kỹ thuật di truyền hay thực phẩm GMO vào đời sống có thể tạo ra các thế hệ protein độc hại, đặc biệt là chất gây dị ứng và các độc tố khác vào trong đồ ăn thức uống. Đây là mối quan tâm hợp lý và chính đáng. Về  lý thuyết, nó có thể tạo ra một gen mới để thể hiện một protein kích hoạt phản ứng miễn dịch. Đó là lý do tại sao các công ty công nghệ sinh học phải tham khảo ý kiến Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm, Mỹ (FDA) để tiến hành các thử nghiệm an toàn, nhất là mức độ gây dị ứng và độc tính. Những thử nghiệm này mang tính tự nguyện và phổ biến, nếu các thử nghiệm này không thực hiện, FDA sẽ không cho lưu hành.
Một nghiên cứu mới được Đại học Caen, Pháp công bố năm 2012 cho hay, một trong những giống ngô GMO của Monsanto gây ra các khối u ở chuột trong phòng thí nghiệm. Nhưng nghiên cứu trên đã bị phê phán vì các phương pháp kiểm tra bị lỗi. Cuối cùng, năm 2013, tạp chí trên đã gỡ bỏ bài báo này. Gần đây, Đại học Perugia ở Italy cũng công bố kết quả 1.783 thử nghiệm an toàn về thực phẩm GMO. 770 thử nghiệm cho thấy có tác động đến sức khỏe con người và động vật, nhưng không tìm thấy bằng chứng thực phẩm GMO gây nguy hiểm cho động vật lẫn con người.
 
Cây trồng biến đổi gen làm cho nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu và diệt cỏ?
Hiện có hai dòng sinh vật GMO đang chiếm lĩnh thị trường và thắc mắc này cũng cần có một giải thích nhỏ. Thứ nhất, nó cho phép cây trồng thể hiện một protein từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), độc hại đối với một số loài côn trùng (sâu bệnh) nhất định. Nó cũng là một thành phần hoạt hóa có trong  thuốc trừ sâu được nông dân sử dụng. Theo ông Bruce Tabashnik, chuyên gia côn trùng học ở Đại học Arizona, Mỹ thì cây trồng biến đổi gen mang khuẩn Bt đã giúp nông dân giảm đáng kể sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu nên có lợi cho môi trường và sức khỏe con người. 
Thứ hai, nó cho phép cây trồng chịu được thuốc diệt cỏ glyphosate, vì vậy nông dân có thể phun thuốc diệt cỏ vô tư, chỉ giết cỏ dại chứ không ảnh hưởng đến cây trồng GMO. Sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate đã tăng vọt tại Mỹ từ khi cây trồng biến đổi gen được giới thiệu vào năm 1996. Glyphosate là một trong những loại thuốc diệt cỏ mang tính thân thiện môi trường nhất, độc tính thấp hơn tới 25 lần so với caffein hay còn lành hơn cả atrazin.
Gà chuyển gen do các nhà khoa học Israel lai tạo.
 
Sinh vật biến đổi gen gây hại cho các loài côn trùng thân thiện
Điều này đã được được giải mã một phần. Thuốc trừ sâu Bt gắn vào protein được tìm thấy trong ruột một số côn trùng, hậu quả làm cho chúng bị tiêu diệt. Đối với hầu hết các loài côn trùng, một cánh đồng Bt thường được xem là an toàn hơn so với cánh đồng được phun thuốc trừ sâu. Nhưng bướm vua cũng có thể sản xuất các protein tương tự như trong chất độc của khuẩn Bt.
Năm 1999, Phòng nghiên cứu thí nghiệm Đại học Cornell, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu cho ấu trùng bông tai ăn phấn hoa ngô Bt, phấn hoa có thể giết chết ấu trùng bông. 5 nghiên cứu khác được công bố vào năm 2001 cũng phát hiện thấy, bướm chúa không phơi nhiễm với mức độ độc hại của phấn hoa Bt trong tự nhiên. Năm 2012, Đại học bang Iowa và Đại học Minnesota, Mỹ cũng đã công bố báo cáo cho thấy, sinh vật GMO chịu được glyphosate chính là thủ phạm làm giảm dân số bướm chúa. Thuốc diệt cỏ có thể diệt bông tai (nguồn thức ăn duy nhất của ấu trùng) tại chân ruộng hay những thửa ruộng kề cạnh được phun thuốc diệt cỏ.
 
Các gen tăng cường lây lan sang các cây trồng khác, thực vật hoang dã và sang hệ sinh thái
Các gen tăng cường lây lan sang các cây trồng khác có thể là sự thật: Cây trồng chuyển gen có thể lan truyền vật liệu di truyền bất kể lúc nào thông qua phấn hoa, nó có thể mang theo DNA của cây trồng, kể cả các đoạn biến đổi gen bất kỳ.
Theo ông Wayne Parrott, chuyên gia di truyền học ở Đại học Georgia (Mỹ) thì nguy cơ lây lan sang các trang trại kề cạnh là tương đối thấp. Đối với hộ mới trồng, nó có thể làm giảm cơ hội thụ phấn chéo, do đó các cánh đồng kề cạnh, việc thụ phấn hoa trong thời gian có gió sẽ khác nhau. Một khi phấn hoa biến đổi gen không thổi vào các chân ruộng hữu cơ thì nó sẽ không nhất thiết gây ảnh hưởng. Ngay cả các loại thực phẩm không mang nhãn chuyển gen cũng chứa tới 0,5% GMO tính theo chỉ số gốc khô.
Trường hợp GMO xâm nhập thực vật hoang dã thì sự sống còn của thế hệ “hậu duệ” phụ thuộc vào việc thích nghi với môi trường xung quanh. Gen giúp thực vật hoang dã tồn tại cũng có thể lây lan, hay cây trồng giúp tăng vitamin A cũng có mức lây lan sang cây trồng khác nhưng ở mức tương đối thấp.
Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm