Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở người cao tuổi

Tìm hiểu những phương pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở người cao tuổi trong bài viết sau:

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở người cao tuổi

Đối với người cao tuổi, các bệnh liên quan đến thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người cao tuổi, sức chống đỡ với các  loại vi khuẩn yếu đi; các bệnh khác tiểu đường, bệnh thận cũng dễ dàng khiến bạn bị ốm khi ăn phải những thực phẩm không an toàn. Vậy nên nếu bạn đã trên 65 tuổi, hãy cẩn thận khi chuẩn bị và lưu trữ thực phẩm:

Phòng chống ngộ độc thực phẩm ngay từ siêu thị

Bạn hoàn toàn có thể phòng chống ngộ độc thực phẩm ngay tại siêu thị, khi bạn mua thực phẩm với những kỹ thuật sau.

  • Kiểm tra kĩ xem các hộp hay lọ đựng có bị hư hỏng không. Đừng mua những sản phẩm mà hộp đã bị méo mó, lồi lõm hay nứt. Những dấu hiệu này cho thấy thực phẩm ở trong có thể đã bị nhiễm bẩn.
  • Khi lựa chọn các thực phẩm đã được cắt sẵn (như hoa quả,...), chỉ chọn những mặt hàng được để trong tủ lạnh hoặc được ướp đá. Đồng thời, đảm bảo rằng thực phẩm không bị dập hoặc hư hỏng.
  • Chọn mua những thực phẩm đông lạnh như thịt, sữa và trứng cuối cùng. Những loại thực phẩm nhanh bị hư hỏng này nên là những mặt hàng cuối cùng trong giỏ hàng của bạn.
  • Để thịt tươi và hải sản ở trong các túi nilon. Điều này sẽ giúp nước từ những thực phẩm này không bị dính sang thực phẩm khác. Đồng thời, cũng giữ cho các thực phẩm này tách khỏi những thực phẩm khác trong giỏ hàng.
  • Khi mua trứng, hãy mở nắp hộp đựng trứng. Đảm bảo rằng trứng sạch sẽ và không bị nứt,vỡ. Chỉ mua những loại trứng được để trong tủ lạnh và được dán nhãn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Lúc này, những loại hoa quả và rau tươi bạn đã mua cần được để trong các túi khác tách biệt khỏi thịt gia súc, gia cầm và các loại hải sản. Việc này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bẩn chéo giữa các thực phẩm với nhau.
  • Hãy để những thực phẩm dễ bị hư hỏng vào tủ lạnh ngay sau khi đi mua sắm.
  • Luôn nhớ nguyên tắc 2 giờ. Tất cả những thực phẩm dễ hư hỏng không được để ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng đồng hồ. Bởi đó là khi các vi khuẩn có hại bắt đầu nhân lên. Và nếu trời nóng với nhiệt độ trên 32 độ C thì không để thực phẩm ở ngoài quá 1 tiếng.

Những thực phẩm có thể khiến bạn bị ngộ độc

Một số thực phẩm có thể nguy hiểm đối với người cao tuổi trong bất kì trường hợp nào. Vì vậy, nếu bạn trên 65 tuổi, Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên tránh các thực phẩm sau:

  • Ăn sống hoặc tái các loại cá, động vật có vỏ (trai, sò, hến, cua, tôm,....), thịt gia súc, gia cầm.
  • Các loại cá xông khói được làm đông lạnh.
  • Bánh mì kẹp xúc xích, thịt nguội và thịt hộp (trừ khi đã được hâm nóng lại đến khoảng 75 độ C)
  • Các loại sữa chưa được thanh trùng.
  • Các loại pho mát mềm được làm từ sữa chưa thanh trùng.
  • Trứng và những sản phẩm làm từ trứng sống hoặc tái, thường có trong các loại bột bánh quy, rượu trứng, và một số loại sốt salad.
  • Các loại mầm cây củ sống.
  • Những loại rau tươi chưa rửa sạch như rau diếp.
  • Những loại nước rau, quả chưa được thanh trùng.
Thay đổi khẩu vị và khứu giác

Khi lớn tuổi hơn, vị giác và khứu giác của bạn có thể thay đổi. Các loại thuốc cũng có thể làm hương vị các món ăn bị biến đổi. Nếu bạn không thể dựa vào vị giác và khứu giác để phân biệt thực phẩm bị hư hỏng, hãy hết sức cẩn thận khi xử lý thực phẩm của mình. Nếu có bất kì thực phẩm nào nhìn, có mùi hoặc hương vị lạ thì hãy vứt ngay, đừng để chúng có cơ hội làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bảo quản thực phẩm một cách thông thái

An toàn thực phẩm cũng xuất phát từ cách bạn bảo quản thực phẩm an toàn. Đôi khi, nó chỉ đơn giản là làm theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Ví dụ, khi trên bao bì ghi "bảo quản trong tủ lạnh sau khi mở" thì hãy làm đúng như vậy. Hãy giữ các loại đồ hộp hoặc đồ được đóng gói ở nơi mát mẻ.

Khi bạn muốn sử dụng các thực phẩm được đóng gói, trước tiên hãy kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì. Một số thực phẩm có thể bị bạn để trong tủ quá lâu đến mức hết hạn sử dụng.

Chỉ bảo quản những đồ ăn thừa trong tủ lạnh trong khoảng 3 đến 4 ngày để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Hãy vứt những thức ăn đã bị để trong tủ quá 3,4 ngày hoặc có những vùng bị mốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viếtLàm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm khi đang mang thai?

CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo National Institute on Aging
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm