Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực hư tác dụng của miếng dán chân thải độc

Thử tra google về miếng dán thải độc, ta có thể thấy rất nhiều quảng cáo về các sản phẩm miếng dán chân có tác dụng thải độc thần kỳ.

Thực hư tác dụng của miếng dán chân thải độc

 “Giải độc, tăng cường  khả năng tuần hoàn máu; nâng cao quá trình trao đổi chất làm da sáng hồng  khỏe đẹp, hoạt hóa các tế bào, kích thích khả năng bài tiết, loại bỏ những chất thừa ra khỏi cơ thể; hoạt hóa, nâng cao khả năng kháng thể, nâng cao hệ thống thần kinh, cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong...”. Không những thế, miếng dán này rất dễ sử dụng: Chỉ cần bóc lớp giấy để lộ lớp dính, sau đó dán vào gan bàn chân trước khi đi ngủ. Trong suốt một đêm, miếng dán sẽ hoạt động để hút tất cả độc tố thông qua các huyệt ở gan bàn chân...

Giá thành của các sản phẩm này cũng rất đa dạng, tùy nơi sản xuất. Chẳng hạn như miếng dán chân thải độc tố được quảng cáo đến từ Nhật Bản có giá từ 300-500 ngàn đồng. Miếng dán thải độc được quảng cáo có xuất xứ từ Thái Lan giá khoảng 200 ngàn đồng...

Thực hư tác dụng của miếng dán chân thải độc

Miếng dán chân được quảng cáo thải độc nhưng thực tế có đúng như quảng cáo?

Theo quảng cáo, khi dán vào gan bàn chân, trong vòng 6 tiếng, các hạt trắng của miếng dán sẽ chuyển sang màu đen và có chất nhờn dính bám trên bề mặt... Điều đó chứng tỏ là miếng dán đã hút được độc tố trong cơ thể ra ngoài. Tin vào quảng cáo về tác dụng như trên, nên sản phẩm miếng dán thải độc hiện được nhiều người tin dùng với hy vọng có thể giúp “hút” độc tố từ cơ thể. Tuy nhiên, thực hư về công dụng của những miếng dán này vẫn còn là điều cần quan tâm.

Theo một người đã từng sử dụng miếng dán này, thì sau khi dùng hết 20 miếng dán, lần nào cũng có hiện tượng thôi ra màu đen và chất nhờn bám dính trên miếng dán, nên anh đã nghi ngờ và bóc một miếng dán để tự nhiên ngoài không khí. Sau một đêm miếng dán vẫn thôi ra màu đen và chất dính giống hệt như khi dán vào gan bàn chân...

PGS.TS. Phạm Gia Điền, Viện Hóa học, Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam, người đã từng thử nghiệm miếng dán và phân tích: Miếng dán không có ý nghĩa tác dụng gì về mặt cảm quan, bởi dù có dán vào cơ thể hay không thì vẫn thôi ra màu xám đen, kèm theo chất nhờn dính như keo.

Các thành phần trong miếng dán được ghi trên vỏ hộp gồm có: dấm gỗ, dextrin, chitosan, đá tourmaline, bột ngọc trai, silica tinh khiết và axit glycolic. Thành phần silica thực chất là dạng cát sạch, đá tourmaline, bột ngọc trai đều là thành phần vô cơ; dextrin và chitosan có thể coi là chất keo, tạo độ nhờn dính khi hút ẩm. Thành phần axit glycolic được sử dụng trong ngành mỹ phẩm, hoạt động như một chất tẩy tế bào chết vì độ axit cao, nhưng khả năng hòa tan dễ dàng. Còn thành phần chính của dấm gỗ gồm có: axit acetic, acetone và methanol và các thành phần này không có tác dụng hút chất độc.

Theo PGS.TS. Điền, sự biến màu của các miếng dán là do phản ứng của miếng dán với độ ẩm, đặc biệt là khi dán miếng dán này lên, đá tourmaline làm ấm nóng gan bàn chân và khiến chân đổ mồ hôi nhiều hơn và miếng dán chuyển thành màu nâu hoặc đen chứ không phải là do nó đã hút được chất độc trong cơ thể.

Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cũng xác nhận, cho đến nay Cục chưa cấp phép lưu hành cho sản phẩm miếng dán giải độc nào. Do đó người tiêu dùng hãy thận trọng, chớ mù quáng tin vào khả năng chữa bệnh “thần kỳ” từ một miếng dán gan bàn chân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ưu và nhược điểm của chế độ ăn thanh lọc cơ thể

Phương Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm