Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thủ phạm hàng đầu gây ra ung thư phổi là gì?

Thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, đặc biệt là những người hút thuốc nhiều và trong thời gian dài.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3%. Hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bứu Hưng Việt (Hà Nội), cảnh báo thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, đặc biệt là những người hút thuốc nhiều và trong một thời gian dài.

Thống kê từ Bệnh viện K Trung ương cũng từng chỉ ra tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm tới  96,8%.

Thu pham hang dau gay ra ung thu phoi la gi? hinh anh 1

Tác hại hút thuốc lá thụ động giống như hút thuốc chủ động. Ảnh: Nguyễn Quang.

Người hút thuốc có nguy cơ mắc cao gấp 20-40 lần

Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20-40 lần so với người không hút thuốc. Do đó, chuyên gia khuyến cáo, những người hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc nên đi khám sức khỏe để sớm phát hiện ung thư phổi.

Khả năng gây ung thư không chỉ với thuốc lá, với thuốc lào cũng tương tự. TS.BS Hoàng Đình Chân chia sẻ, bản thân ông từng phẫu thuật cho một nữ bệnh nhân ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và phát hiện phổi của bệnh nhân này đen như bồ hóng gác bếp, giống như người hút thuốc lá đã lâu năm.

“Khi kết thúc đợt điều trị, nữ bệnh nhân này mới tâm sự có thâm niên hút thuốc lào hàng chục năm, nên mới gặp căn bệnh như vậy. Từ đó có thể thấy được, không chỉ thuốc lá mà cả thuốc lào dù hút đã qua lọc nước nhưng vẫn rất nguy hiểm”, TS Chân khuyến nghị.

Hút thuốc thụ động rất nguy hại

BS CKII Tạ Chi Phương, cho hay nước ta có 15 triệu người người hút thuốc thực sự trong khi có đến 40 triệu người phải chịu tác động từ khói thuốc, tức hút thuốc thụ động. Ngoài ra, tại nơi làm việc cũng có 5 triệu người thường xuyên phải tiếp xúc khói thuốc lá thụ động. 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà.

Người hút thuốc phải đối mặt với nguy cơ mắc các căn bệnh như ung thư phổi, các bệnh về hô hấp, tim mạch… Còn những người sống gần người hút thuốc cũng phải đối mặt với một loạt căn bệnh như ung thư nói chung trong đó có ung thư phổi, các bệnh về hô hấp, tim mạch, đái tháo đường, thậm chí ảnh hưởng tới hệ sinh sản và tử vong do suy giảm hệ miễn dịch.

Đó chính là lý do rất nhiều phụ nữ mắc phải căn bệnh ung thư phổi.

Bỏ thuốc vẫn còn hại

Theo TS Chân, việc khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư không chỉ được khuyến cáo đối với những người đang hút thuốc mà cả những người đã bỏ thuốc hoặc khỏe mạnh.

“Ngay cả khi dừng hút, tác hại của thuốc lá vẫn còn tồn tại từ 10-15 năm trong cơ thể. Đó là do hắc ín không thể loại bỏ ra khỏi cơ thể", TS Chân khuyến cáo.

Hắc ín chính là sự lắng lại của khói thuốc với hàng nghìn chất hóa học và phụ gia với đặc điểm dính và nhầy như nhựa. Khi khói thuốc được hít vào phổi, các chất nhựa lắng đọng và bám vào các khoang chứa khí của phổi. Sau một thời gian, những phần bị nhựa thuốc lá bám sẽ gây ra bệnh ung thư và các bệnh về phổi.

Để đào thải các chất này ra khỏi cơ thể cần phải có thời gian. Thực tế, TS Chân đã gặp nhiều trường hợp mắc bệnh dù đã bỏ thuốc hơn chục năm. “Việc từ bỏ hút thuốc lá, thuốc lào là điều cần phải làm ngay lập tức”, TS Chân khuyến cáo.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đau vai có phải là triệu chứng của ung thư phổi?

Hà Quyên - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm