Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiếu ngủ là gì

Thiếu ngủ xảy ra khi một người không thể ngủ đủ. Thời gian ngủ cần thiết để cảm thấy sảng khoái và hoạt động tốt tùy thuộc vào từng cá nhân và thay đổi theo từng độ tuổi. Ngủ đủ giấc mỗi đêm rất quan trọng. Một số chuyên gia cũng tin rằng giấc ngủ tạo cơ hội cho cơ thể chúng ta phục hồi, do đó, việc thiếu ngủ có thể tác hại đến sức khỏe.

Thiếu ngủ thường gặp đến mức nào?

Thiếu ngủ rất thường gặp. 35% người trưởng thành ở Mỹ cho biết rằng họ ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày. 73% học sinh trung học Hoa Kỳ nói rằng họ ngủ ít hơn 8 giờ vào các đêm ngày đi học, trong khi 58% học sinh trung học Hoa Kỳ cho biết họ ngủ ít hơn 9 giờ. Cơ quan Giấc ngủ Quốc gia khuyến cáo thời gian ngủ cho các nhóm tuổi khác nhau như sau:

Tuổi

Thời gian ngủ được khuyến cáo

Em bé mới sinh (kể cả ngủ ngắn)

14 đến 17 tiếng

Trẻ sơ sinh (kể cả ngủ ngắn)

14 đến 15 tiếng

Trẻ em (kể cả ngủ ngắn)

11 đến 14 tiếng

Trẻ trước khi đến trường (kể cả ngủ ngắn)

10 đến 12 tiếng

Tuổi đến trường

9 đến 11 tiếng

Tuổi vị thành niên

8 đến 10 tiếng

Người lớn

7 đến 9 tiếng

Người già

7 đến 8 tiếng

Điều gì gây thiếu ngủ?

Không ngủ đủ giấc là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu ngủ. Những nguyên nhân khác gồm có:

+ Thói quen ngủ không tốt 
+ Rối loạn nhịp sinh học (ví dụ: hội chứng giai đoạn ngủ trì hoãn, hội chứng lệch múi giờ khi du hành, làm ca đêm)
+ Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ (insomnia), hội chứng chân không yên (restless leg syndrome) và ngưng thở lúc ngủ (sleep apnea)
+ Sử dụng các loại thuốc hoặc ma túy
Nguyên nhân gây thiếu ngủ ở trẻ em và vị thành viên cũng có thể gồm có:
+ Bắt đầu dậy thì
+ VA và amiđan phì đại, có thể gây tắc nghẽn đường thở khi ngủ
+ Ngủ trễ do thay đổi sinh lý
+ Rối loạn như là tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder - ADHD) hoặc rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum disorder).

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của sự thiếu ngủ này là gì?

+ Buồn ngủ vào ban ngày, đặc biệt là các sinh hoạt im lặng như xem TV hoặc đọc sách báo
+ Thay đổi tâm trạng (cáu gắt, chán nản)
+ Hay quên và khó học các khái niệm mới
+ Không thể tập trung vào một công việc
+ Tăng cân

Việc gì xảy ra đối với cơ thể và hoạt động hàng ngày nếu thiếu ngủ?

Các tác hại thường gặp của thiếu ngủ gồm có quá buồn ngủ vào ban ngày, tai nạn do thiếu chú ý, thay đổi tâm trạng và thay đổi khẩu vị. Giảm thời gian ngủ dù chỉ 1 giờ có thể ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ và thời gian phản ứng (reaction time) của bạn vào ngày hôm sau. Thiếu ngủ có thể dẫn đến mệt mỏi mãn tính, có thể ảnh hưởng xấu đến công việc, học tập.

Thiếu ngủ cũng đi kèm với một số bệnh gồm tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh thận và rối loạn tâm trạng.

Tiểu đường: Người ta biết rằng những người ngủ ít hơn vào ban đêm có khả năng xử lý đường huyết kém so với những người ngủ đủ giấc và tăng nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường loại 2.

Bệnh tim và đột quỵ: Thiếu ngủ dẫn đến tăng huyết áp, sưng phù và các phản ứng stress của cơ thể. Người lớn ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 48% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 15%.

Suy nghĩ: Não bộ của người thiếu ngủ cần hoạt động nhiều hơn để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể so với não bộ ngủ đủ giấc. Tai nạn lao động và tai nạn giao thông có thể là hậu quả của sự thiếu tập trung do thiếu ngủ.

Tâm trạng: Thay đổi tâm trạng thường gặp ở những người thiếu ngủ. Những người không ngủ đủ có thể có tâm trạng chán nản, ít năng động và cáu kỉnh.

Phát triển: Thiếu ngủ làm giảm hormone tăng trưởng, có thể tác hại, nhất là ở trẻ em, như giảm tăng trưởng chiều cao và giảm tăng cân.

Thay đổi cân nặng: Các hormone kiểm soát khẩu vị và phân hủy glucose có thể bị thay đổi do thiếu ngủ. Ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều đi kèm với tăng cân bất thường.

Đau: Ngủ ngon vào ban đêm có thể làm giảm điểm số đau (pain scores - cách người ta đánh giá một cơn đau của chính mình) và giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau.

Thiếu ngủ được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị thiếu ngủ, điều quan trọng là nói chuyện với nhân viên y tế. Ghi lại nhật ký giấc ngủ trong một vài tuần. Ghi chú khi nào bạn lên giường và ra khỏi giường mỗi ngày, khi nào bạn ngủ (bao gồm cả những giấc ngủ ngắn), và bao nhiêu cà phê, rượu hoặc bao nhiêu điếu thuốc trong suốt cả ngày. Điều này cho phép bạn nhìn vào kiểu hình giấc ngủ của bạn và xem điều gì ảnh hưởng hoặc hạn chế giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, hãy ghi lại bất kỳ loại thuốc không kê toa, thảo dược hoặc chất bổ sung. Nếu bạn không yên tâm về cách ngủ của mình, một chuyên gia y tế về giấc ngủ có thể giúp bạn đánh giá thói quen ngủ cho bạn. Họ có thể sử dụng một thiết bị y tế gọi là hoạt động ký (actigraph). Thiết bị này có thể đeo ở cổ tay của bạn và sẽ đo sự di chuyển của cơ thể và mức tiếp xúc với ánh sáng.

Điều trị thiếu ngủ như thế nào?

Điều trị chủ yếu của thiếu ngủ là tăng tổng thời gian ngủ. Những gì bạn có thể làm để cải thiện thời gian ngủ tùy thuộc vào những gì ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bạn phải xem giấc ngủ là một ưu tiên. Hãy thay đổi lịch sinh hoạt hàng ngày của bạn để ngủ được nhiều hơn. Trao đổi thông tin với nhân viên y tế hoặc chuyên gia về giấc ngủ của bạn nếu bạn không ngủ được hoặc ngủ không ngon. Bạn cũng nên đến khám đánh giá rối loạn giấc ngủ và các thói quen ngủ không tốt, vốn có thể làm giảm tổng thời gian ngủ.

Các bước hành động

+ Hãy xem giấc ngủ là ưu tiên mỗi ngày. Ngủ đủ 7-9 giờ mỗi ngày hoặc ngủ đủ để cảm thấy sảng khoái khi thức dậy.
+ Có thói quen ngủ tốt.
+ Nói chuyện với nhân viên y tế nếu bạn nghĩ rằng mình có một vấn đề về giấc ngủ và đang không ngủ đủ.
+ Không bao giờ lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng nếu bạn buồn ngủ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giấc ngủ - Cơ chế sửa chữa tổn thương của não bộ

Lê Thị Tuyết Lan - Trần Thanh Lộc - Theo HỘI HÔ HẤP TP. HỒ CHÍ MINH/ American Thoracic Society
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm