Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thay vắc xin bại liệt mới từ tháng 6: Trẻ có an toàn hơn?

Từ tháng 6, Việt Nam chuyển sang sử dụng vắc xin bại liệt uống 2 tuýp (loại bỏ tuýp 2 - bOPV) thay vì loại vắc xin bại liệt uống 3 tuýp (tOPV) như trước dây.

Giải thích về nguyên nhân của sự thay đổi này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, từ tháng 9/2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thanh toán virus bại liệt hoang dại tuýp 2 trên toàn cầu, vì vậy thành phần tuýp 2 trong vắc xin không còn cần thiết. Hơn nữa, việc loại bỏ bại liệt tuýp 2 cũng nhằm giảm thiểu nguy cơ gây liệt - dù rất thấp - của thành phần này.

Bệnh bại liệt là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus bại liệt gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa. Khi nhiễm vào cơ thể, virus tấn công hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ, phần mềm cấp tính và gây ra chứng bại liệt. Trẻ em dưới 5 tuổi thường dễ mắc căn bệnh này.

Không chỉ nước ta, tính đến tháng 5/2016, đã có 155 quốc gia có sự thay đổi này, nhằm hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu.

Từ tháng 6, vắc xin bại liệt dạng uống được thay thế.

Vắc xin mới tốt hay hại hơn?

Nhờ việc triển khai vắc xin bại liệt trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trong đó trên 95% trẻ em được uống vắc xin bại liệt 3 tuýp (tOPV), Việt Nam đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc vào năm 2000, và tiếp tục được duy trì cho đến nay.

Với sự thay đổi trong thành phần vắc xin bại liệt, từ 3 tuýp chỉ còn 2 tuýp, nhiều phụ huynh e ngại trẻ sẽ không còn được bảo vệ trước virus bại liệt tuýp 2, tăng nguy cơ bệnh bại liệt do virus tuýp 2.

Về điều này, ông Phu cho biết, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, nếu tiếp tục sử dụng vắc xin tOPV sau ngày 1/5, nguy cơ virus tuýp 2 của vắc xin gây bại liệt còn cao hơn nhiều so với nguy cơ khi ngừng sử dụng. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã thiết lập kho dự trữ toàn cầu vắc xin OPV tuýp 2 để sẵn sàng hỗ trợ các nước trong trường hợp xảy ra dịch.

Trong nhiều năm qua, tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên của Việt Nam đều đạt cao, miễn dịch cộng đồng cao. Trong tháng 3-4 năm nay, kế hoạch uống bổ sung vắc xin tOPV tại 19 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao đã được triển khai. Vì vậy nguy cơ Việt Nam xảy ra bệnh dịch bại liệt là thấp.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, từ tháng 6, Việt Nam sẽ triển khai vắc xin bại liệt uống 2 tuýp theo đúng lộ trình của Tổ chức Y tế Thế giới, và từ năm 2018 sẽ triển khai vắc xin bại liệt bất hoạt tiêm (IPV). Theo đó, trường hợp trẻ đã uống 1, 2 hoặc 3 liều vắc xin bOPV trước đó sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin IPV khi trẻ 5 tháng tuổi. 

Lịch uống vắc xin bại liệt

Theo ông Phu, lịch uống vắc xin bại liệt 2 tuýp (bOPV) tương tự như đối với vắc xin bại liệt cũ trong tiêm chủng mở rộng. Cụ thể, mỗi trẻ sẽ được uống 3 lần vắc xin bOPV lúc 2, 3, 4 tháng tuổi cùng với tiêm vắc xin Quinvaxem.

Cũng như các thuốc khác, trẻ dùng vắc xin bOPV có thể gặp một số tác dụng không mong muốn tương tự vắc xin tOPV, như sốt nhẹ, người mệt mỏi, tiêu chảy, trong trường hợp vô cùng hiếm gặp có thể gây liệt nhẹ.

Vắc xin bOPV chống chỉ định với những người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, hay với những người trước đây đã từng bị phản ứng nghiêm trọng sau khi sử dụng vắc xin bại liệt uống…

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em. Trên cơ sở đó, các y, bác sĩ sẽ trực tiếp khám sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp chống chỉ định, hoặc tạm hoãn tiêm chủng vắc xin nói chung và bOPV nói riêng theo quy định.

Hà Quyên - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng