Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thận trọng với một số loại thuốc gây buồn ngủ

Chúng ta đều biết thuốc được dùng để chữa bệnh hoặc để bồi dưỡng hoặc với mục đích phục vụ một thủ thuật ngoại khoa nào đó, tuy nhiên sau khi sử dụng thuốc sẽ có một số tác dụng phụ gây ra, đặc biệt có thuốc gây buồn ngủ. Vì vậy, một số ngành nghề luôn luôn phải tỉnh táo (không được buồn ngủ hoặc ngủ) như lái xe, vận hành máy, thường trực cần phải chú ý.

Thận trọng với một số loại thuốc gây buồn ngủ

Những loại thuốc nào có thể gây buồn ngủ?

Ngoài các thuốc có tác dụng chính là gây ngủ còn có một số thuốc tác dụng chính không phải gây ngủ nhưng tác dụng phụ rất dễ gây buồn ngủ, nếu không biết và không chú ý có thể ảnh hưởng đến công việc, thậm chí gây nguy hiểm như một số ngành nghề cần thiết sự tỉnh táo.

Thuốc giảm đau, giảm ho có chứa codein: Đây là loại thuốc có tác dụng chính là gây hưng phấn, giảm đau, giảm ho nhưng nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, mất phương hướng, trong đó có hiện tượng buồn ngủ.

Thuốc điều trị chứng loạn thần: Một số thuốc dùng để điều trị bệnh lý này như dogmatin, aminazin… có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn vận động (đi lại khó khăn…), đặc biệt là gây ngủ hoặc ngủ gà, ngủ gật.

Thận trọng với một số loại thuốc gây buồn ngủ

Cần thận trọng với thuốc gây buồn ngủ khi lái xe.

Thuốc kháng histamin: Là những loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh dị ứng, thông thường được dùng trong các bệnh viêm mũi, họng, mắt dị ứng, đặc biệt là chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa họng hoặc ngứa ngoài da, mề đay… Các biệt dược thường chứa diphenhydramine, chlopheniramin hoặc đơn chất hoặc có kết hợp với thuốc giảm đau, hạ sốt. Trong thực tế, chlorpheniramin có trong nhiều loại thuốc trị cảm cúm với nhiều tên biệt dược khác nhau. Thông thường, khi dùng chlopheniramin có thể làm cho người bệnh cảm thấy không tập trung, phản ứng chậm chạp và đặc biệt gây buồn ngủ, ngủ gà. Thực ra, nhờ tác dụng buồn ngủ và ngủ cho nên khi dùng cho bệnh nhân bị ngứa do dị ứng với nhiều nguyên nhân khác nhau (cơ địa dị ứng, thời tiết, côn trùng đốt, mề đay…) làm cho người bệnh quên đi chứng ngứa vì thuốc có tác dụng gây buồn ngủ và ngủ. Tuy vậy, với người đang làm việc, cần tỉnh táo thì rất bất lợi.

Một số thuốc chống nôn: Thường được dùng chống say tàu xe, rối loạn tiền đình… như stugeron. Thuốc có tác dụng chống buồn nôn, nôn, chóng mặt. Ngoài các tác dụng chính, thuốc này còn có tác dụng gây buồn ngủ.

Một số thuốc điều trị tiêu chảy: Ngoài tác dụng chính làm giảm nhu động ruột nhằm ngăn ngừa tiêu chảy, thuốc còn có tác dụng không mong muốn là táo bón hoặc gây buồn ngủ. Một trong các thuốc điều trị tiêu chảy gây buồn ngủ là loperamie.

Thuốc điều trị hạ huyết áp: Trong các trường hợp huyết áp cao có nhiều nhóm thuốc, trong đó có nhóm ức chế chẹn bêta adrenergic (acebutolol, atenolol, betaxolol…),  nhóm ức chế thần kinh trung ương (aldomet) hoặc nhóm  ức chế men chuyển (pedix) có tác dụng không mong muốn là gây rối loạn giấc ngủ.

Thuốc giãn cơ: Các thuốc sirdalud, decontractyl… được chỉ định điều trị trong các trường hợp co thắt cơ gây đau; rối loạn cân bằng và chức năng vùng cột sống; sau phẫu thuật, chấn thương tủy sống, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp; tình trạng co cứng do thần kinh (bệnh xơ cứng rải rác tủy sống mạn tính, thoái hoá cột sống, đột qụy não). Tuy vậy, thuốc có nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, khô miệng, hạ huyết áp, nôn, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ và gây buồn ngủ.

Hậu quả của tác dụng không mong muốn này là gì?

Trong các trường hợp bình thường, tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc không gây hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như đòi hỏi sự tập trung, lái xe, vận hành máy móc thì người dùng thuốc gây buồn ngủ có khi mắc sai lầm nghiêm trọng trong công việc, gây tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thậm chí tử vong.

Người bệnh cần chú ý gì khi dùng các loại thuốc này?

Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần tuân thủ:

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để biết rõ cần uống thuốc trong thời gian nào để tác dụng phụ gây buồn ngủ không ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hay có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

Thông báo cho bác sĩ biết chính xác nghề nghiệp khi cần dùng thuốc: Những người có nghề nghiệp đặc biệt như lái xe (ôtô, tàu hỏa, ca nô, máy xúc, máy kéo ngay cả người đi xe máy, xe đạp), người thường trực cơ quan… khi đi khám bệnh cần cho bác sĩ biết nghề nghiệp của mình để bác sĩ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp tránh gây buồn ngủ. Bởi vì, buồn ngủ lúc đang làm việc với các ngành, nghề đó sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và cho rất nhiều người khác.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc:  Người dùng cần đọc tất cả các thành phần trên nhãn của thuốc trước khi sử dụng và so sánh với các loại thuốc khác đang sử dụng (nếu có) và những cảnh báo, nhất là tác dụng gây buồn ngủ để tránh kết hợp vì sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những phản ứng phụ của thuốc điều trị rối loạn cương dương

TS. Đặng Bùi Bảo Linh - Theo Sức khỏe & đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm