Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cha mẹ béo phì sẽ khiến trẻ chậm phát triển?

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Viên Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã tiết lộ mối quan hệ đầy bất ngờ giữa trẻ có cha mẹ béo phì và nguy cơ chậm phát triển.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con của những bà mẹ béo phì thường không thể vượt qua các bài kiểm tra kỹ năng vận động tinh và khả năng kiểm soát chuyển động của các cơ nhỏ, ví dụ như phần cơ ở các ngón tay và bàn tay. Bên cạnh đó, con của  cha mẹ béo phì cũng thất bại trong các bài kiểm tra năng lực xã hội. Thậm chí, con của những cặp đôi cực béo phì cũng không đủ khả năng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Nghiên cứu này được công bố trong tạp chí Pediatrics, được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Quốc gia Eunice Kennedy Shriver về Sức khỏe Trẻ em & Phát triển Con người của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (gọi tắt là NICHD).

Tiến sĩ Edwina Yeung, tác giả của nghiên cứu cho biết: “Các nghiên cứu trước đây của Mỹ trong lĩnh vực này tập trung vào cân nặng trước và sau khi mang thai của người mẹ. Nghiên cứu của chúng tôi là một trong số ít quan tâm đến cân nặng của người cha. Kết quả, chúng tôi thấy rằng cân nặng của người cha cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ”. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có khoảng 1 trong 5 phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ thừa cân hoặc béo phì.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu thu thập được từ các nghiên cứu có tên gọi Upstate KIDS. Trước đó, Upstate KIDS đã tìm cách xác định xem việc điều trị trong quá trình sinh sản có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh đến 3 tuổi hay không. Hơn 5.000 phụ nữ trong thời gian khoảng 4 tháng sau khi sinh đã tham gia vào nghiên cứu này tại bang New York từ năm 2008 đến năm 2010. Để đánh giá sự phát triển của trẻ, các bậc phụ huynh phải hoàn thành một bảng hỏi sau khi thực hiện một loạt hoạt động được yêu cầu cùng với con của họ. 

Trẻ em trong nghiên cứu này bắt đầu được kiểm tra lúc 4 tháng tuổi và được kiểm tra lại 6 lần cho đến 3 tuổi. Các bà mẹ cũng phải cung cấp thông tin về sức khỏe và cân nặng của mình trước và sau khi mang thai cũng như cân nặng của người chồng tại các thời điểm nói trên.

So với con của những bà mẹ có cân nặng bình thường, gần 70% những đứa trẻ có mẹ béo phì thất bại trong bài kiểm tra chỉ số về kỹ năng vận động tinh theo độ tuổi của trẻ lên 3. Trong khi đó, có 75% trẻ có cha béo phì không thể vượt qua các thử nghiệm về năng lực cá nhân – xã hội, cho thấy tương tác và khả năng liên hệ với người khác so với trẻ 3 tuổi bình thường.

Nếu mối liên hệ giữa bệnh béo phì của bố mẹ và nguy cơ chậm phát triển ở trẻ em được xác nhận, các bác sĩ có thể sẽ phải đưa cân nặng của cha mẹ vào hồ sơ khi sàng lọc nguy cơ chậm phát triển của trẻ nhỏ để có thể can thiệp sớm hơn.

Thu Hằng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Eurek Alert
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm