Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hành trang sức khỏe cho các bạn trẻ mới đi học xa nhà

Tốt nghiệp khỏi trường cấp ba là bước ngoặt vô cùng lớn, đó là khoảng thời gian vô cùng thú vị và đầy tính phiêu lưu với các bạn trẻ nhưng đó cũng là quãng thời gian không ổn định nhất với nhiều toan tính về con đường đi của tương lai như vào đại học hay tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc rời xa cuộc sống của gia đình. Mọi tình huống đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ vị thành niên nói chung và tâm lý nói riêng.

Một số lời khuyên cho bố mẹ hoặc người giám hộ

Cho dù con bạn có đi học tiếp vào đại học hay không thì bạn cần biết phải chuẩn bị những điều gì cho trẻ khi cô/anh ta sắp rời khỏi gia đình và bắt đầu cuộc sống tự lập

  • Đảm bảo là con bạn có đầy đủ các loại bảo hiểm trước khi  rời khỏi gia đình ( bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể) và dạy con cách sử dụng thể khi bị bệnh hay tai nạn.
  • Nếu con bạn đi học đại học hãy kiểm tra hệ thống y tế ở trường đó hoặc ở vùng lân cận xem có sẵn có và tiện lợi hay không
  • Hãy chắn chắn là con bạn được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin và các mũi nhắc lại của vắc xin. Nếu bạn không chắc có thể đến các phòng tiêm chủng để hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Nếu con bạn trước đó đã có vấn đề về tâm lý thì nên có kế hoạch hỗ trợ khi bạn ấy đi học đại học nhằm tránh việc các vấn đề tâm lý sẽ quay trở lại khi xa nhà.
  • Một số trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, trầm cảm, rối loạn ăn uống.. thì phải đảm bảo rằng bạn biết những thông tin về tình trạng bệnh của con và thuốc nào nên uống khi cần thiết.
  • Thường xuyên giữ liên lạc với con , nhất là trong những tháng đầu tiên rời xa gia đình để giúp ổn định tâm lý cho trẻ.
  • Nếu con bạn định đi làm luôn thì hãy coi con bạn như người trưởng thành, hãy cho con nhiều cơ hội hơn trưởng thành hơn qua việc thanh toán các hóa đơn, tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình. Con bạn có thể nhớ cuộc sống trước đây và những người bạn đã qua, hãy khuyến khích con vẫn tiếp tục liên lạc với bạn bè và gặp thêm những người bạn mới thông qua công việc hoặc những hoạt động thú vị khác.
     
  • Rượu, chất kích thích và các  hoạt động tình dục có thể dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Bạn nên có cuộc nói chuyện thẳng thắn với con về những vấn đề này, những áp lực, sự lựa chọn đúng đắn hay hâu quả của những việc trên đem lại để chắc chắn con bạn có thể tự đưa mình ra khỏi những hành vi không có lợi đó.
  • Sẽ rất bình thường với một đứa trẻ khi đi học đại học hay rời khỏi gia đình khi cảm thấy buồn, nhớ nhà, lạc lõng giữa những người khác. Nếu việc này ảnh hưởng đến khẳ năng học tập của con bạn nên tìm cách giúp đỡ con và cũng đừng quá lo lắng vì đó là điều hết sức bình thường.

Lời khuyên cho các bạn trẻ

  • Tham gia vào các hoạt động đoàn thể xã hội để giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Ăn ngủ đúng giờ giấc và luôn vận động là cách thêm năng lượng cho cảm xúc và giảm thiểu stress.
  • Nếu có vấn đề gì về sức khỏe hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức và tìm hiểu thêm một số thông tin về bệnh đó như chẩn đoán, điều trị, tiên lượng.
  • Đảm bỏa biết rõ về thuốc mà bạn đang điều trị khi bị bệnh như tên thuốc, liều lượng, tác dụng phụ. Nếu không chắc về loại thức ăn hay đồ uống nào có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc thì nên hỏi bác sỹ, đừng theo những lời khuyên trên mạng và biết chính xác nơi bán thuốc có uy tín.
     
  • Các bạn cũng nên để ý tới hệ thống y tế xung quanh khu vực nình sẽ sinh sống như có có bệnh viện nào gần đó hay không? Bảo hiểm y tế dành cho sinh viên? Hay cách sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi cần.
  • Luôn mang theo giấy tờ tùy thân đầy đủ khi ra khỏi nhà và đi chơi xa
  • Nếu bạn mắc các bệnh mạn tính thì đảm bảo là bạn cũng được biết các thông tin về bệnh đó và biết các đối phó với bệnh đó nếu trong trường hợp có chút thay đổi về sự biểu hiện hoặc làm thế nào để xử trí khi nhân bạn mắc bệnh nặng hơn và nhân viên y tế chưa kịp tới.
  • Bố mẹ luôn là sự giúp đỡ tốt nhất nên  có vấn đề gì về sức khỏe thì đảm bảo bố mẹ bạn cũng được biết đầu tiên. Bạn bè cũng sẽ là nguồn hỗ trợ rất tốt khi bạn bị bệnh hay khi bạn có những tâm tạng không tốt như nhớ nhà, cảm thấy buồn hoặc cô đơn lạc lõng.
     

Các dấu hiệu cảnh báo trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Hay cảm thấy buồn bã và ủ rũ quá mức
  • Thói quen ăn uống thất thường dẫn đến tăng giảm cân đột ngột
  • Có biểu hiện tuyệt vọng hoặc vô dụng
  • Hoang tưởng
  • Tự tra tấn bản thân, làm tổn thương cơ thể
  • Ám ảnh về hình ảnh của cơ thể
  • Cô lập quá mức
  • Bỏ rơi bạn bè, các nhóm xã hội hoặc những việc làm ưa thích khác
  • Suy giảm kết quả học tập đột ngột
  • Uống rượu nhiều, sử dụng chất kích thích để cải thiện tâm trạng hoặc giấc ngủ
Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthychildren
Bình luận
Tin mới
Xem thêm